tailieunhanh - Vũ trụ không nhìn thấy (1)

Michael Rowan-Robinson Khi chúng ta nhìn vào bầu trời đêm trong sáng, chúng ta thấy chỉ một phần của cái mà vũ trụ chứa trong nó: chủ yếu là các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta phát sáng trong dải bước sóng khả kiến hẹp từ 390 đến 750 nm. | Vũ trụ không nhìn thấy 1 Michael Rowan-Robinson Khi chúng ta nhìn vào bầu trời đêm trong sáng chúng ta thấy chỉ một phần của cái mà vũ trụ chứa trong nó chủ yếu là các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta phát sáng trong dải bước sóng khả kiến hẹp từ 390 đến 750 nm. Các kính thiên văn quang học đã mở rộng tầm nhìn đó đến những thiên hà xa xôi nhưng chỉ trong thế kỉ qua hay chừng khoảng thời gian ấy khi chúng ta bắt đầu quan sát một ngưỡng rộng những bước sóng điện từ không nhìn thấy thì vở kịch tổng thể của vũ trụ mới được vén màn bí ẩn. Bức xạ không nhìn thấy đầu tiên được phát hiện ra là nằm trong vùng hồng ngoại ở những bước sóng từ 750 nm đến 1 mm. Nó được phát hiện ra vào năm 1800 khi nhà thiên văn học na Anh William Herschel sử dụng một lăng kính để phân tách ánh sáng mặt trời và nhìn thấy mực thủy ngân của một nhiệt kế đặt ngoài đầu đỏ của quang phổ bắt đầu dâng lên. Thiên văn học hồng ngoại ra đời vào thập niên 1960. Nó nghiên cứu các vật thể trong vũ trụ ở những nhiệt độ từ 10 đến 100 kelvin các tiểu hành tinh sao chổi bụi giữa các sao những ngôi sao mới chào đời và các thiên hà. Môi trường giữa các sao của cặp đôi thiên hà Anten chỉ phát ra phổ hồng ngoại - nó trông tối đen tại bước sóng ánh sáng mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy. Ảnh NASA ESA HHT STSCI AURA Từ bụi đến bụi Nguồn phát đáng kể nhất của ánh sáng hồng ngoại đi tới trái đất là môi trường giữa các sao. Hỗn hợp khí và bụi này tràn khắp không gian giữa các sao trong các thiên hà và có nhiệt độ từ 10 đến 50 kelvin. Nó chỉ phát xạ trong vùng hồng ngoại và làm lu mờ ánh sáng nhìn thấy phát ra từ những ngôi sao ở xa làm đỏ hóa màu sắc của chúng. Ảnh chụp trực tiếp đầu tiên của bụi giữa các sao xuất hiện vào năm 1983 với Vệ tinh Thiên văn học Hồng ngoại IRAS một chiếc kính thiên văn vũ trụ do Mĩ Hà Lan và Anh quốc tài trợ. Đó là một thời khắc đáng nhớ trong lịch sử thiên văn học. Việc quan sát bụi giữa các sao cho phép chúng ta nhìn thoáng qua chu kì trọn vẹn của cuộc sống và cái chết của ngôi sao cả .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN