tailieunhanh - LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay

Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản, từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy. | i I I I I I I I Ị i I LUẬN VĂN Một sô giải pháp nhăm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái 1 A 1 J - . Ă I V I K bình trong điêu kiện hiện nay 1 I I I 1 1 I i I I I 1 I I I I I lời nói đầu Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước trong cơ chế bao cấp sang một bình diện mới với phạm vi rộng lớn và bao quát hơn. Việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu cấp phát giao nộp đã tạo điều kiện cho Ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Thực tế đó đã đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy chế về Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Năm 1996 luật Ngân sách Nhà nước ra đời và triển khai thực hiện từ ngày 01 01 1997 đã khẳng định vị trí và vai trò của Ngân sách Nhà nước trong tình hình mới. Qua đó cũng phần nào khẳng định tính cấp thiết của quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và quá trình quản lý Ngân sách xã-là cơ quan cấp uỷ chính quyền cơ sở nói riêng. Sau 16 năm đổi mới tốc độ phát triển kinh tế gia tăng nhanh đã tác động sâu sắc đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước đặc biệt là Ngân sách xã-là nơi trực tiếp liên hệ với dân giải quyết các công việc của dân. do dân và vì dân cho nên chính quyền cấp xã phải sử dụng Ngân sách xã như một công cụ để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Thực tế từ năm 1997 đến nay bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý Ngân sách xã cũng còn những tồn tại cần giải quyết. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý Ngân sách xã phải được hoàn thiện ra sao để tập trung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN