tailieunhanh - Hợp nhân nóng (Phần 1)

Bất chấp hơn 50 năm nỗ lực không ngừng, các lò phản ứng nhiệt hạt nhân ngày nay vẫn đòi hỏi năng lượng để làm cho chúng hoạt động nhiều hơn là năng lượng mà chúng có thể sản sinh ra. | Hợp nhân nóng - Phần 1 Bất chấp hơn 50 năm nỗ lực không ngừng các lò phản ứng nhiệt hạt nhân ngày nay vẫn đòi hỏi năng lượng để làm cho chúng hoạt động nhiều hơn là năng lượng mà chúng có thể sản sinh Cowley cho biết bước tiếp theo là làm cho plasma nhiệt hạch tạo ra nhiệt của riêng nó - để làm cho nó nóng hơn cả lõi của Mặt trời. Ảnh CCFE Đó phải là một trong những bài thuyết trình trước công chúng đáng nể nhất trong lịch sử khoa học. Thật vậy bài phát biểu của Arthur Stanley Eddington trước cuộc họp năm 1920 của Khối Liên hiệp Anh ở Cardiff vẫn đáng để đọc vì tính đơn giản và rõ ràng đó là chỉ mới nói riêng các lập luận thôi. Nhưng chính tầm nhìn xa trông rộng của ông mới là cái vẫn trụ vững gần một thế kỉ sau đó. Cho đến khi có bài phát biểu của Eddingtion đông đảo người ta vẫn chấp nhận rằng Mặt trời sản sinh năng lượng bởi sự co lại do hấp dẫn biến đổi thế năng hấp dẫn thành bức xạ. Chừng 60 năm trước đó ngài huân tước Kelvin đã biện luận rằng cơ chế này có nghĩa là Mặt trời có thể không hơn 20 -30 triệu năm tuổi. Nhưng sử dụng các lập luận đơn giản dựa trên một phạm vi rộng của các quan sát Eddington đã chỉ rõ rằng Mặt trời phải già hơn ước tính của Kelvin và các ngôi sao phải khai thác một số nguồn năng lượng khác nào đó. May thay ngay trước bài phát biểu của Eddingtion người đồng nghiệp Đại học Cambridge của ông Francis Aston đã đo được khối lượng của hydrogen và helium tương ứng là 1 008 và 4. Eddington cho rằng Mặt trời sản sinh năng lượng bằng cách biến đổi hydrogen thành helium - bằng cách kết hợp bốn hạt nhân hydrogen proton với hai electron và giải phóng năng lượng trong quá trình đó. Các chi tiết cụ thể tất nhiên là không chính xác - quá trình trên phức tạp hơn và có liên quan đến deuterium positron và neutrino chẳng hạn - nhưng quan điểm cơ bản thì đúng Mặt trời thật sự đang biến đổi hydrogen thành helium. Năng lượng giải phóng trong sự biến đổi này có thể tính bằng công thức E mc2 và khối lượng đo được của hydrogen và helium. Từ đây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN