tailieunhanh - Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học

Giáo sư Mazur là một giáo sư giảng dạy Vật lý tại Đại học Havard từ năm 1984. Năm 1991, ông khởi xướng phương pháp dạy học Peer Instruction nhằm thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ kiến thức một chiều vốn chỉ tạo ra những học sinh rất giỏi giải các bài tập vật lý mà không hề hiểu sâu các khái niệm vật lý và thụ động trong việc xây dựng tri thức cho mình. | Giới thiệu về Peer Instruction - phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Giáo sư Mazur là một giáo sư giảng dạy Vật lý tại Đại học Havard từ năm 1984. Năm 1991 ông khởi xướng phương pháp dạy học Peer Instruction nhằm thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống - truyền thụ kiến thức một chiều -vốn chỉ tạo ra những học sinh rất giỏi giải các bài tập vật lý mà không hề hiểu sâu các khái niệm vật lý và thụ động trong việc xây dựng tri thức cho mình. Sau gần 2 thập niên đến nay Peer Instruction được giới nghiên cứu giảng dạy vật lý tại Mỹ đánh giá là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến giúp phát huy sự tích cực của học sinh đồng thời vẫn cung cấp cho học sinh sự trợ giúp cần thiết từ giáo viên trong việc xác định các tiêu điểm của bài học và tiếp thu kiến thức mới. Dưới đây là bài viết của GS Mazur giới thiệu khái quát về phương pháp dạy học Peer Instruction của ông. Giáo sư Eric Mazur Tôi đã dạy các lớp Vật lý sơ cấp dành cho các sinh viên khối ngành khoa học và kỹ thuật tại Đại học Havard từ năm 1984. Từ đó đến năm 1990 tôi áp dụng phương pháp dạy học truyền thống tức là bài giảng kết hợp với các thí nghiệm minh họa. Các sinh viên của tôi lúc đó đã làm được những bài tập mà theo tôi là khó và kết quả đánh giá giáo viên của họ dành cho tôi cũng thật tuyệt vời. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng mình là một giáo viên dạy tốt cho đến khi tôi kiểm tra mức độ hiểu các khái niệm vật lý của học trò tôi. Kết quả đã thực sự làm tôi bị sốc. Trong một bài kiểm tra giữa kỳ của học kỳ mùa Xuân năm 1991 tôi quyết định ra đề bao gồm một câu hỏi khái niệm đi kèm với một bài tập định tính về cùng một chủ đề như trong hình 1. Câu hỏi thứ nhất thuần túy là định tính và đòi hỏi kiến thức căn bản về mạch điện đơn giản. Câu hỏi số 5 trong cùng bài kiểm tra đòi hỏi thết lập và giải 2 phương trình. Kết quả ở hình 2 cho thấy sự bất tương quan giữa điểm của câu hỏi định tính và bài tập định lượng trong hình 1. Một mạch điện gặm 3 bòng đèn mắc nồi tiếp vào một pin như hình vè. Khi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN