tailieunhanh - Giáo trình Xử lý bức xạ và cơ sở của công nghệ bức xạ phần 9

Quy trình: Việc chế tạo sản phẩm này bao gồm các công đoạn sau: 1) Chuẩn bị phối liệu ban đầu gồm từ hỗn hợp cao su và một số phụ gia; 2) trộn phối liệu ở nhiệt độ ≤ 50oC; 3) tạo băng cao su nguyên liệu trên đế polyetylen và cuộn thành bánh đường kính 12÷15cm; 4) lưu hoá bức xạ bằng nguồn 60Co; 5) đóng gói sản phẩm trong gói | 84 - Quy trình Việc chế tạo sản phẩm này bao gồm các công đoạn sau 1 Chuẩn bị phối liệu ban đầu gồm từ hỗn hợp cao su và một số phụ gia 2 trộn phối liệu ở nhiệt độ 50oC 3 tạo băng cao su nguyên liệu trên đế polyetylen và cuộn thành bánh đường kính 12 15cm 4 lưu hoá bức xạ bằng nguồn 60Co 5 đóng gói sản phẩm trong gói polyetylen. Để chế tạo băng dính ta lấy hỗn hợp cao su polygetepolyxyloxan có chứa Bo. Nguyên liệu này có khả năng tự bám dính và hấp thụ nhiệt độ phòng. Tính tự bám dính có được nhờ nhóm B O trong mạch polyme. - Liều chiếu từ 100 - 130 kGy suất liều 2 2 Gy s. - Thiết bị Máy gia tốc hoặc nguồn 60Co. Sản phẩm có thể hoạt động ở nhiệt độ 250oC độ bám dính tốt chịu nước chịu nhiệt độ thấp. Chế tạo vải thuỷ tinh cao su - Nguyên lý lưu hoá cao su. - Quy trình chuẩn bị nguyên vật liệu 1 Tẩm vải thuỷ tinh dung dịch polyxyloxan 2 phủ một lớp hỗn hợp mủ cao su 3 dùng rulô phủ tiếp một lớp màng mỏng polyetylen giữa lớp thứ nhất và lớp thứ hai. - Chiếu bức xạ electron trên băng chuyển động liên tục với liều hấp thụ 50 70 kGy. Cũng có thể dùng bức xạ gamma của nguồn 60Co để lưu hoá. Trong trường hợp này sản phẩm được chiếu theo từng cuộn. Sản phẩm có độ bền cơ chịu nhiệt cao chịu nước cách điện tốt. Quá trình lưu hoá bức xạ các chất đàn hồi khác - Đệm phớt cao su Dùng nguồn 60Co hoặc electron nhanh chiếu mủ cao su. - Lốp ô tô Lúc đầu người ta cho rằng chế tạo lốp ô tô bằng phương pháp lưu hoá bức xạ là có triển vọng. Tuy nhiên các nghiên cứu về sau cho thấy vấn đề không đơn giản. Nguyên nhân là tính phức tạp của đối tượng tính đa dạng về thành phần và độ bền khác nhau của các chất trong quá trình chiếu xạ. Do đó đối với đối tượng này xử lý bức xạ cũng không thể hiện tính ưu việt rõ rệt so với phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên việc kết hợp giữa xử lý bức xạ và xử lý nhiệt cho kết quả nhất định như tạo phôi tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt đường bằng bức xạ. Việc tạo phôi bằng bức xạ có tác dụng tăng độ bám dính của lốp xe đối với mặt đường .