tailieunhanh - Báo cáo khoa học: "GIỮ GÌN TÔN TI TRẬT TỰ CÁC HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT"

Trong giao tiếp ngôn ngữ, để thể hiện sự tôn trọng thứ bậc tôn ti trong xã hội, người Việt sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó việc giữ gìn tôn ti trật tự các hành động phát ngôn (HĐPN) là một phương thức đáng lưu ý. Với tư cách là một hành động xã hội, hành động phát ngôn của người Việt có những vấn đề đáng lưu ý như: trật tự các HĐPN,hướng của các HĐPN, tính đại diện của HĐPN và HĐPN zero mang nghĩa. . | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5 40 .2010 GIỮ GÌN TÔN TI TRẬT Tự CÁC HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT THE PERFORMANCE OF THE SEQUENCE OF THE HIERACHICAL SPEECH ACTS IN VIETNAMESE LANGUAGE COMMUNICATION Lê Viết Dũng Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nang TÓM TẮT Trong giao tiếp ngôn ngữ để thể hiện sự tôn trọng thứ bậc tôn ti trong xã hội người Việt sử dụng nhiều phương thức khác nhau trong đó việc giữ gìn tôn ti trật tự các hành động phát ngôn HĐPN là một phương thức đáng lưu ý. Với tư cách là một hành động xã hội hành động phát ngôn của người Việt có những vấn đề đáng lưu ý như trật tự các HĐPN hướng của các HĐPN tính đại diện của HĐPN và HĐPN zero mang nghĩa. Đây là những vấn đề thuộc về chuẩn mực ứng xử xã hội giới hạn sự tự do của con người và khẳng định HĐPN vừa là một quyền lợi đồng thời là một bổn phận trong giao tiếp ngôn ngữ. ABSTRACT In language communication Vietnamese people may use different language strategies to express their conformity to the hierarchy in society. Among these the performance of sequences of hierarchical speech acts is a significant requirement. As social acts Vietnamese speech acts can be identified with such distinctive features as the order of speech acts the orientation of utterances their representation and non-verbal responses or feedbacks. These can be considered within the social norms and framework of human freedom which enables the interlocutor to assert that speech acts are a right and a duty in language communication. 1. Từ tôn ti trật tự trong xã hội đến việc giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp ngôn ngữ Thứ bậc tôn ti là một trong những thuộc tính cơ bản của mọi tổ chức mọi phán xét xã hội. Không thể hình dung được một xã hội không có tôn ti thứ bậc bởi vì Con người không chỉ biết suy nghĩ mà còn hành động. Con người không chỉ có ý tưởng mà còn có những giá trị. Thừa nhận một giá trị tức là thiết lập một tôn ti trật tự và đối với đời sống xã hội một sự đồng thuận về giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN