tailieunhanh - Danh nhân Việt Nam

Ngô Thì Nhậm. Vũ Khiêu Đã 200 năm, từ ngày Ngô Thì Nhậm qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu (1803). Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi lấy, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội "bất trung, bất hiếu". Qua những trang sách cũ, đọc lại thơ ông, chúng ta thấy nổi lên những nét rất đậm đà và rực rỡ về toàn bộ cuộc đời ông. Ta càng hiểu thêm những khát vọng lớn lao, những suy nghĩ thầm kín, những tâm sự đau thương phản ánh con người. | Ngô Thì Nhậm Vũ Khiêu Đã 200 năm từ ngày Ngô Thì Nhậm qua đời sau trận đòn thù tại sân Văn Miếu 1803 . Sau hành động tàn nhẫn và bỉ ổi lấy vua quan nhà Nguyễn tiếp tục lên án ông về tội bất trung bất hiếu . Qua những trang sách cũ đọc lại thơ ông chúng ta thấy nổi lên những nét rất đậm đà và rực rỡ về toàn bộ cuộc đời ông. Ta càng hiểu thêm những khát vọng lớn lao những suy nghĩ thầm kín những tâm sự đau thương phản ánh con người ông từ chiều sâu của tâm hồn. Thơ văn ấy là một bức tranh tuyệt đẹp vẽ lại cuộc đời ông người đã đem hết trí lực và tài năng chiến đấu cho lợi ích của nhân dân cho đạo lý của cuộc sống cho vinh dự của Tổ quốc cho phẩm giá của con người. Ngô Thì Nhậm sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746 tại làng Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông cũ nay thuộc Hà Nội . Cha ông là Ngô Thì Sĩ đậu tiến sĩ làm quan thời Lê Trịnh đồng thời là nhà sử học và nhà thơ. Các em ông đều học giỏi đỗ cao Em rể ông là Phan Huy Ích một trí thức nổi tiếng thời Tây Sơn. Người đương thời thường khen ngợi gia đình ông Họ Ngô một bồ tiến sĩ . Không những gia đình đã từng đời đời đỗ đại khoa và nhận tước lộc cao của triều đình mà còn nổi tiếng về văn học được mọi người tôn vinh với danh hiệu Ngô gia văn phái. Ngô Thì Nhậm 16 tuổi đã soạn quyển Nhị thập thất sử toát yếu. Năm 1765 ông đậu kỳ thi Hương tiếp đến năm 1976 ông đỗ khoa sĩ vọng được bổ chức Hiến sát phó sứ Hải Dương. Công việc trước tác và sáng tác của ông thực sự bắt đầu từ giai đoạn này. Năm 1771 Ngô Thì Nhậm hoàn thành quyển Hải Đông chí lược nghiên cứu mọi mặt về lịch sử và đời sống của vùng Hải Dương. Năm 1775 Ngô Thì Nhậm đi thi Hội đỗ thứ năm hàng Tiến sĩ đệ tam giáp được bổ Cấp sự trung Bộ Hộ. Năm 1776 được thăng Giám sát ngự sử đạo Sơn Nam rồi thăng Đốc đồng trấn Kinh Bắc năm sau lại kiêm luôn Đốc đồng Thái Nguyên. Năm 1779 Ngô Thì Nhậm chuyển sang làm Hiệu thư ở tòa Đông Các. Làm án sát Hải Dương rồi làm đốc đồng hai trấn Bắc Ninh và Thái Nguyên ông đã tỏ ra là một thanh niên lỗi lạc văn võ kiêm toàn. Ngô