tailieunhanh - Sử dụng hành động công nghiệp trong thương lượng tập thể ở Thụy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam

Trong các hình thức hợp tác giữa các bên quan hệ lao động (QHLĐ), thương lượng là hình thức cơ bản và quan trọng đặc biệt, đòi hỏi những điều kiện và cơ chế thực thi thích hợp, bởi lẽ chất lượng của thương lượng quyết định chất lượng của thỏa ước tập thể (TƯTT) và sẽ có tác động thường xuyên, lâu dài đến môi trường lao động, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất của đơn vị sử dụng lao động. Việc thương lượng phải đảm bảo tính tự nguyện và bình đẳng, hai bên. | Sử dụng hành động công nghiệp trong thương lượng tập thể ở Thụy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam Trong các hình thức hợp tác giữa các bên quan hệ lao động QHLĐ thương lượng là hình thức cơ bản và quan trọng đặc biệt đòi hỏi những điều kiện và cơ chế thực thi thích hợp bởi lẽ chất lượng của thương lượng quyết định chất lượng của thỏa ước tập thể TƯTT và sẽ có tác động thường xuyên lâu dài đến môi trường lao động ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất của đơn vị sử dụng lao động. Việc thương lượng phải đảm bảo tính tự nguyện và bình đẳng hai bên cùng có lợi. Nhưng vì hoạt động thương lượng cũng là việc chia phần một chiếc bánh lợi ích nên không phải khi nào các bên cũng dễ dàng thống nhất được với nhau về mọi vấn đề cũng sẵn sàng nhượng bộ để cuộc thương lượng thành công nhanh chóng. Do đó sử dụng hành động công nghiệp HĐCN với tư cách một công cụ hỗ trợ trực tiếp nhằm thúc đẩy diễn biến của cuộc thương lượng theo chiều hướng có lợi cho mình là một hoạt động được các bên sử dụng rất rộng rãi ở nhiều quốc gia công nghiệp trong đó có Thụy Điển. Điều 41 Co-Determination Act 1976 tạm hiểu là Luật về Thương lượng tập thể của Thụy Điển đề cập đến các hình thái của HĐCN bao gồm ngừng việc đình công và bế xưởng 1 phong toả2 tẩy chay3 hoặc các biện pháp gây áp lực tương đương khác. Trong thị trường lao động TTLĐ của Thụy Điển việc cho thôi việc hàng loạt cấm tăng ca lãn công hoặc làm việc chiếu lệ4 cũng được xem là các HĐCN5. Nói chung pháp luật Thụy Điển cho phép các bên tận dụng bất cứ hình thái gây áp lực nào với tư cách là vũ khí tự vệ khi cần thiết. Theo quy định của Hiến pháp Thụy Điển các bên QHLĐ được phép tiến hành đình công bế xưởng hay bất cứ giải pháp tương đương nào khác miễn là tuân theo quy định của luật pháp và tuân theo sự thoả thuận của các bên 6. Cụ thể hơn trong khoảng thời gian không có TƯTT hay khi TƯTT cũ hết hiệu lực thì các bên đều có quyền sử dụng HĐCN chống lại nhau nhằm gây áp lực giải quyết xung đột liên quan đến ký kết TƯTT mới7. Do .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN