tailieunhanh - Tiểu luận môn Phỏng vấn
Ra đời trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20, bài trả lời phỏng vấn trên báo Phụ nữ tân văn số 87 của Phạm Quỳnh (chủ bút tờ Nam phong) đã mở đầu cho thể loại phỏng vấn cho nền báo chí hiện đại Việt Nam. Đến nay, phỏng vấn chính thức trở thành một hệ thống trong các thể loại báo chí và là thể loại cung cấp thông tin khách quan nhất, trung thực nhất được đông đảo công chúng tin tưởng, đón nhận. Sở dĩ phỏng vấn được đi vào lòng của độc giả bởi đề tài của bài. | - Trong thể loại này, nguồn tin được khai thác và cung cấp một cách trực tiếp, khách quan, rõ ràng, cụ thể. Người trả lời phỏng vấn phải có tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng, cu thể và các thông tin hữu ích khác. Bài viết dựng lại cuộc phỏng vấn một cách trung thực qua những lời đối thoại, kèm theo đó là ảnh chụp của người trả lời tạo sự trực tiếp, khách quan, thuyết phục bạn đọc. Mặt khác tính pháp lý của bài viết luôn được khẳng định, bởi nó được kiểm chứng qua người được phỏng vấn (trước khi được đăng tải, bài viết được người trả lời phỏng vấn thông qua và đồng ý đăng tải) mà đó là những người có tư cách phát ngôn, người có địa vị cao, có tầm ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Không những thế, theo Luật Báo chí, bên cạnh trách nhiệm của phóng viên và cơ quan báo chí, người trả lời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công chúng những phát ngôn của mình. Từ đó ta khẳng định những thông tin từ bài phỏng vấn luôn luôn chính xác, khách quan và độ tin cậy cao. Khác với thông tin trong các báo cáo, tổng kết, khai thác thông tin trên mạng, mọi nhà báo đều có thể khai thác nguồn tin, đối với phỏng vấn, nhà báo có thể khai thác được những ý kiến riêng tư hay thế giới nội tâm của nhân vật, thông tin từ bài phóng vấn mà phóng viên khai thác được mang tính chất
đang nạp các trang xem trước