tailieunhanh - Một số vấn đề lý luận rút ra từ kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương ở Pháp và Đức

Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường đã gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi trong thời gian qua. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, đặc biệt là về cơ sở lý luận để duy trì hay không duy trì cơ chế đại diện dân cử ở cấp địa phương hoặc duy trì ở cấp chính quyền nào. | Một số vấn đề lý luận rút ra từ kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương ở Pháp và Đức Việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận huyện phường đã gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi trong thời gian qua. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này đặc biệt là về cơ sở lý luận để duy trì hay không duy trì cơ chế đại diện dân cử ở cấp địa phương hoặc duy trì ở cấp chính quyền nào. Nhằm cung cấp thêm thông tin trong quá trình nghiên cứu cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 bài viết trình bày kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức một nước theo mô hình nhà nước đơn nhất và một nước theo mô hình nhà nước liên bang. 1. Tổ chức chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức . Tổ chức chính quyền địa phương của Cộng hòa Pháp Theo quy định tại Điều 72 của Hiến pháp năm 1958 đã được sửa đổi bổ sung ngày 28 3 2003 các đơn vị hành chính lãnh thổ của nước Cộng hòa Pháp bao gồm xã tỉnh vùng các đơn vị hành chính lãnh thổ có quy chế đặc biệt và các đơn vị hành chính hải ngoại1. Các đơn vị hành chính lãnh thổ ở Pháp chịu sự điều chỉnh của một số nguyên tắc chung mặc dù được trao thêm nhiều quyền lực và có thêm nhân lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Trước và sau sửa đổi năm 2003 Điều 72 Hiến pháp vẫn quy định rằng các đơn vị hành chính lãnh thổ hoạt động theo nguyên tắc tự quản thông qua các hội đồng dân cử . Có hai nguyên tắc trong hoạt động của chính quyền địa phương thứ nhất phải có sự tham gia của công dân với tư cách là người bầu ra các cơ quan ra quyết định hoặc dưới phương thức tham khảo ý kiến và biểu quyết trưng cầu dân ý là một trong những đặc trưng của các đơn vị hành chính lãnh thổ thứ hai có sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trung ương đối với các quyết định của chính quyền địa phương. a Xã và hợp tác liên xã Để giải quyết tình trạng manh mún do có số lượng rất lớn các xã và rất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.