tailieunhanh - Báo cáo khoa học: "VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN"

Kim Vân Kiều tân truyện (Truyện Kiều) là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuật lẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sát đọan kết (với 14 câu lục bát). | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2 31 .2009 VỀ ĐOẠN KẾT TRONG KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN ENDING SENTENCES OF THE NEW STORY OF KIM VAN KIEU Nguyễn Phong Nam Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nang TÓM TẮT Kim Vân Kiều tân truyện Truyện Kiều là một trong những thành tựu nổi bật nhất của văn chương chữ nôm. Giá trị của nó được thể hiện cả trên phương diện tư tưởng nghệ thuật lẫn thi pháp loại hình. Bài viết chứng minh nét độc đáo của tác phẩm thông qua việc khảo sát đọan kết với 14 câu lục bát . Chỉ với một đọan này Nguyễn Du đã thể hiện được tài năng của mình qua khả năng đúc kết khái quát những vấn đề có tầm triết lý những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc sống và một năng lực tiếp biến văn chương xuất sắc. ABSTRACT The New story of Kim Van Kieu is one of the most famous stories of Nom literature. The values of this story are represented in both artistic ideology and artistic prosody. This paper proves the unique features of the story by investigating its ending sentences consisting 14 sentences . With these sentences Nguyen Du shows his talents by making some conclusions on several philosophical issues profoundly thinking about human and life with his brilliant ability of acknowledgement and creativeness of literature. Kết thúc Kim Vân Kiều tân truyện 1 sau khi đã thuật lại một cách đầy đủ cuộc đời của các nhân vật chính Nguyễn Du dành ra 14 câu lục bát để bình luận về câu chuyện mình vừa kể Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai Có tài mà cậy chi tài chữ tài liền với chữ tai một vần Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. Xung quanh đoạn thơ này của Nguyễn Du đã có khá nhiều lời bàn luận tranh cãi được đưa ra. Có người tán thưởng xem đây là lời đúc kết sau bản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN