tailieunhanh - Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp, phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức

Việc phân cấp, phân quyền chỉ đạt được mục đích khi các vấn đề được giao cho các cấp phù hợp với năng lực của cấp tương ứng và phù hợp với bản chất của từng vấn đề. Nói cách khác, phải có một đường ranh giới phân định thẩm quyền khoa học, rõ ràng và ổn định tương đối giữa các cấp. Đây cũng là vấn đề mà khoa học tổ chức nhà nước ở nước ta quan tâm. Vì vậy, những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia, trong đó có CHLB Đức sẽ là tài. | Cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến phân cấp phân quyền tại Cộng hòa liên bang Đức Việc phân cấp phân quyền chỉ đạt được mục đích khi các vấn đề được giao cho các cấp phù hợp với năng lực của cấp tương ứng và phù hợp với bản chất của từng vấn đề. Nói cách khác phải có một đường ranh giới phân định thẩm quyền khoa học rõ ràng và ổn định tương đối giữa các cấp. Đây cũng là vấn đề mà khoa học tổ chức nhà nước ở nước ta quan tâm. Vì vậy những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trong đó có CHLB Đức sẽ là tài liệu đáng tham khảo. 1. Đặt vấn đề Dù cố gắng đến đâu thì những bất đồng tranh chấp liên quan đến phân cấp phân quyền là không thể tránh khỏi. Một vài quốc gia sử dụng cơ chế hành chính - chính trị để giải quyết các tranh chấp này. Theo đó thông thường các cơ quan hành chính cấp trên sẽ tự phán quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa mình và cấp dưới. Cơ chế hành chính - chính trị thường dựa vào lý do bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước hoặc dựa vào nguyên tắc mệnh lệnh phục tùng của luật hành chính. Thực tế cho thấy chính cơ chế giải quyết này đã dẫn việc phân cấp phân quyền tới tình trạng nhập nhằng vô định. Vì thông qua quyền giải quyết tranh chấp cấp trên dường như đã giữ lại quyền vẽ lại ranh giới quyền bất kỳ lúc nào cũng có thể nhổ hàng rào đi cắm lại . Việc thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu đã biến hàng rào mà chủ nhân của nó đã dày công trau chuốt trở nên vô dụng. Thay vào cơ chế hành chính - chính trị cơ chế tư pháp được sử dụng ở CHLB Đức để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong phân cấp phân quyền giữa các cấp nói chung và giữa liên bang và tiểu bang nói riêng. Ở Đức mối quan hệ giữa Nhà nước liên bang và các tiểu bang là mối quan hệ hiến định nên các tranh chấp này là tranh chấp hiến pháp và Tòa án Hiến pháp liên bang sẽ là cơ quan giải quyết cuối cùng. Tranh chấp giữa các bộ phận trong nội bộ một tiểu bang trước hết được giải quyết theo các cơ chế được quy định trong Hiến pháp tiểu bang thường thông qua .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.