tailieunhanh - Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIỂN CỦA CANADA, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN 1. Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada Canada là một quốc gia có diện tích tự nhiên lớn với ba mặt giáp biển, là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới. Với tổng diện tích vùng biển khoảng 3 triệu km2 và khoảng 24% tổng dân số sinh sống dọc bờ biển, biển từ lâu đã trở thành một lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). | Chính sách pháp luật về quản lý biển của Canada Trung Quốc Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam I. CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ BIỂN CỦA CANADA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN 1. Chính sách pháp luật về quản lý biển của Canada Canada là một quốc gia có diện tích tự nhiên lớn với ba mặt giáp biển là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới. Với tổng diện tích vùng biển khoảng 3 triệu km2 và khoảng 24 tổng dân số sinh sống dọc bờ biển biển từ lâu đã trở thành một lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội KT-XH ở Canada. Canada là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng chính sách biển tổng thể ở tầm quốc gia áp dụng phương thức quản lý tổng hợp - một phương thức quản lý hiện đại thích hợp đối với biển. Hệ thống chính sách pháp luật về biển của Canada được xây dựng và phát triển trong một thời gian dài gắn với quá trình thay đổi tư duy về quản lý biển. Trước đây Canada tự xem mình là một quốc gia thủy sản hàng hải và chú trọng phát triển hai lĩnh vực này trong khai thác và sử dụng biển. Với nguồn tài nguyên biển phong phú và tính đa dạng sinh học cao cùng với quan niệm tài nguyên biển là vô tận một thời gian dài biển là địa bàn cho mọi đối tượng khai thác và sử dụng open access . Về sau này do sự phát triển của khoa học - công nghệ sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khai thác tài nguyên biển dần dần cạn kiệt và ở một số vùng biển Chính phủ phải can thiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau kể cả việc đóng cửa các khu vực khai thác nhằm ngăn ngừa nguy cơ suy thoái về nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó việc xuất hiện và phát triển những ngành nghề mới đã làm nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý biển ở Canada. Chẳng hạn như việc nhiều ngành nghề cùng sử dụng chung mặt nước biển sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn về lợi ích chồng chéo về trách nhiệm và trùng lặp về thẩm quyền quản lý. Việc quá chú trọng vào khai thác mà không hoặc ít chú ý đến bảo tồn dẫn đến nguồn tài nguyên biển bị cạn kiệt nhiều loại động thực vật biển có nguy cơ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN