tailieunhanh - Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của một số nước trên thế giới

Hoàn thiện mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính được xem là một vấn đề bức thiết và còn gây nhiều tranh cãi trong quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện này, việc học tập kinh nghiệm nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của nước nào, làm sao phù hợp với bối cảnh và đặc điểm văn hóa pháp lý truyền thống là điều không chỉ Việt Nam, mà bản thân các đối tác. | Kinh nghiệm từ mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính của một số nước trên thế giới Hoàn thiện mô hình và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính được xem là một vấn đề bức thiết và còn gây nhiều tranh cãi trong quá trình cải cách hành chính cải cách tư pháp ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện này việc học tập kinh nghiệm nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của nước nào làm sao phù hợp với bối cảnh và đặc điểm văn hóa pháp lý truyền thống là điều không chỉ Việt Nam mà bản thân các đối tác nước ngoài mong muốn thúc đẩy các hoạt động hợp tác hay trợ giúp pháp lý đối với Việt Nam cũng rất chú trọng. Từ quan điểm trợ giúp cái người ta cần không phải cái mà mình có đồng thời cũng tránh tình trạng lúng túng từ những kinh nghiệm hỗn độn từ nước ngoài tác giả bài viết tập trung trao đổi kinh nghiệm của một số nước mà chúng ta có thể tham khảo. 1. Kinh nghiệm từ hệ thống luật châu Âu lục địa Pháp và Đức Việc học tập kinh nghiệm từ hai quốc gia Pháp và Đức xuất phát từ những lý do sau Một là Pháp là một trong những quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với Việt Nam trong lịch sử hiện đại bởi chế độ thuộc địa kéo dài gần một thế kỷ. Sau sự kiện chính trị năm 1954 Việt Nam đánh bại thực dân Pháp các luật xã hội chủ nghĩa XHCN Việt Nam về bản chất vẫn thuộc hệ thống luật dân sụíííỊ. Luật pháp Liên Xô hay các nước XHCN Đông Âu đều có nguồn gốc từ hệ thống luật châu Âu lục địa nên trước và sau khi tan rã các nước này đều quay trở về gia đình luật truyền thống của mình với việc công nhận sụ tồn tại của hai hệ thống tài phán hành chính và tài phán tư pháp và tái lập mô hình tòa án hành chính trước đây. Hai là trong hệ thống luật châu Âu lục địa Pháp và Đức là hai quốc gia có nền tài phán hành chính phát triển mạnh mẽ cùng thừa nhận hình thức lưỡng hệ tài phán tuy nhiên đây là hai đại diện tiêu biểu cho việc xây dụng tổ chức mô hình xét xử hành chính có sụ khác biệt nhất định. Chẳng hạn trong khi Đức thành lập cơ quan tài phán hành chính hoàn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.