tailieunhanh - Cải cách hành chính tại một số quốc gia và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam

Để đảm bảo sự phát triển, nhiều quốc gia đã xem cải cách hành chính (CCHC) là một yêu cầu tất yếu, một mũi đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm CCHC của các quốc gia Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Cu Ba (là những quốc gia có tương đối nhiều điểm tương đồng với nước ta về. | Cải cách hành chính tại một số quốc gia và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam Để đảm bảo sự phát triển nhiều quốc gia đã xem cải cách hành chính CCHC là một yêu cầu tất yếu một mũi đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm CCHC của các quốc gia Hàn Quốc Singapore Nhật Bản Trung Quốc Malaysia Cu Ba là những quốc gia có tương đối nhiều điểm tương đồng với nước ta về vị trí địa lý hoặc về chế độ chính trị hay xuất phát điểm của nền kinh tế. và một số nước khác như Anh Ai Cập từ đó rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 1. Cải cách hành chính tại một số quốc gia . Hàn Quốc Từ một quốc gia nông nghiệp kém phát triển trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX chỉ sau hơn 30 năm Hàn Quốc đã vươn lên trở thành một con hổ châu Á và là một trong mười nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Mặc dù đã phát triển vượt bậc nhưng trong hàng thập kỷ một số bất cập mang tính hệ thống đã không được giải quyết triệt để nên các bất cập đã trở thành các tác nhân gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ vào năm 1997. Ví dụ như tại khu vực kinh tế tư nhân các tập đoàn hàng đầu được nhà nước tạo điều kiện vay tín dụng khá thoải mái dễ dàng nên đã bành trướng về quy mô sang quá nhiều các lĩnh vực thay vì nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số lĩnh vực chủ chốt. Và tại khu vực công đã tồn tại lối suy nghĩ cứng nhắc quan liêu quá dựa vào quyền thứ bậc và các quy tắc bất thành văn trong quan hệ công việc giữa lãnh đạo và nhân viên giữa những người đứng đầu Chính phủ các Bộ ngành và giới chuyên môn tham mưu. Khủng hoảng năm 1997 đã buộc Hàn Quốc đối diện với một nhận thức thực tế là các phương thức cũ trong điều hành bộ máy nhà nước đã trở nên lạc hậu trong giai đoạn mới và cần có những thay đổi cơ bản để vực lại nền kinh tế của đất nước. Hàn Quốc đã khẩn trương nghiên cứu những bài học kinh nghiệm quốc tế để .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN