tailieunhanh - Bồi thường nhà nước: Kinh nghiệm gì cho Việt Nam?

Cho đến nay, số vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam xảy ra ít, thông thường chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực như tai nạn giao thông, xây dựng công trình dân dụng. chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các tranh chấp dân sự. Điều này trái ngược với tỷ lệ thực tế tại các nước phát triển. Lấy ví dụ tại Nhật Bản, số vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chiếm hơn 60% tổng số tranh chấp dân sự. . | Bồi thường nhà nước Kinh nghiệm gì cho Việt Nam Cho đến nay số vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam xảy ra ít thông thường chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực như tai nạn giao thông xây dựng công trình dân dụng. chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các tranh chấp dân sự. Điều này trái ngược với tỷ lệ thực tế tại các nước phát triển. Lấy ví dụ tại Nhật Bản số vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chiếm hơn 60 tổng số tranh chấp dân sự. Hơn 30 còn lại chia cho các tranh chấp hợp đồng hưởng lợi không có căn cứ chính đáng và thực hiện công việc không có ủy quyền. Vài kinh nghiệm từ Nhật Bản Một trong những bị đơn thường xuyên trong các vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại các nước phát triển là nhà nước hoặc cơ quan nhà nước như chính quyền địa phương. Họ trở thành bị đơn vì đã được xã hội giao cho các quyền nghĩa vụ thực hiện công việc nhất định như cấp phép bảo đảm chất lượng cuộc sống xây dựng công trình công cộng. nhưng đã không hoàn thành những công việc này mà còn gây thiệt hại cho người khác. Lấy ví dụ tại Nhật Bản từ năm 1947 nước này đã ban hành Luật về bồi thường nhà nước Kokka baisho ho quy định về những trường hợp nhà nước phải bồi thường. Cụ thể điều luật này quy định Khi thực thi công vụ nếu một quan chức chính quyền có hành vi vi phạm dù cố ý hoặc vô ý mà gây thiệt hại cho người khác thì nhà nước hoặc cơ quan có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại . Điều luật này quy định Trong trường hợp có khiếm khuyết khi xây dựng hoặc quản lý đường sá sông ngòi và các cơ sở công cộng khác mà gây thiệt hại cho người khác thì nhà nước hoặc cơ quan có liên quan phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy luật này có hai nội dung lớn liên quan đến trách nhiệm bồi thường của nhà nước cơ quan nhà nước. Thứ nhất nhà nước phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi sai trái của nhân viên của mình. Thứ hai nhà nước phải chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình. Điều đáng lưu ý khác ở đây là điều Luật về bồi thường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN