tailieunhanh - Một số giải pháp thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng trên 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn nói riêng có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Kinh nghiệm của những nền kinh tế mới công nghiệp hóa thành công cho thấy coi trọng phát triển nông nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo phát triển kinh tế - xã. | Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo cao. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn khá lớn. Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chậm, thiếu đồng bộ, đặc biệt đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số. Trình độ phát triển giữa các vùng cách biệt lớn và có xu hướng mở rộng. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp.
đang nạp các trang xem trước