tailieunhanh - đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới. Trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ thành một bộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó. | Theo điều 78 của Đại Thanh luật lệ, khi người phụ nữ đi lấy chồng thì tất cả tài sản của mình tự tạo lập hay nhận của cha mẹ ruột mình, đều phải sát nhập vào gia sản của nhà chồng. Nếu ly dị hay cải giá, người phụ nữ phải dời nhà chồng với hai bàn tay trắng, không được lấy bất kỳ tài sản riêng nào của mình. Trái lại, Quốc triều hình luật cho phép phụ nữ có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của mình. Khi ly hôn, hay cải giá, người phụ nữ có quyền lấy lại tìa sản riêng của mình. So sánh với luật Phương tây cũng thấy được điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật khi tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. trong khi Quốc triều hình luật cho phép vợ chồng bình đẳng về hôn sản thì Mỹ, tới năm 1890, nhiều bang mới sửa đổi và còn áp dụng học lý: người vợ là vật sở hữu của chồng, và không có quyền pháp lý đối với lợi tức và tài sản do chính người vợ tạo ra, trừ khi hai vợ chồng kí hôn khế trước, và đặt tài sản dưới chế độ giám hộ. như vậy, ở thế kí 15, Bộ Quốc triều hình luật của Việt Nam đã thừa nhận người phụ nữ có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với người chồng, thì thế kỉ XVIII ở châu Âu và thế kỷ XX ở Mỹ quyền này mới được thừa nhận.
đang nạp các trang xem trước