tailieunhanh - Về khái niệm “công lý” trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam

Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay. Những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý). . | KHOA HỌC PHÁP LÝ về khái niệm công lý trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tại Việt Nam Đặt vấn đề Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay. Những tư tưởng khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm Bản án Chế độ thực dân Pháp Chương VIII - Công lý . Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công lý ngay sau khi thành lập nhà nước cách mạng nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý. Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định Các vị thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý . Điều 25 Sắc lệnh này quy định Khi các Phụ thẩm nhậm chức tại phiên toà đầu ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm tuyên thệ nội dung lời tuyên thệ là Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử không hề ăn hối lộ vị nể vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào. Tôi sẽ cứ công bằng mà xét định mọi việc. . Có thể nói công lý và bảo vệ công lý đã trở thành vũ khí tư tưởng chính trị pháp lý sắc bén ngay từ những ngày đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân. Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới một trong những nội dung đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người quyền công dân chăm lo hạnh phúc sự phát triển tự do của mỗi người. Trên cơ sở đó Nghị quyết số 49-NQ TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã một phần hiện thực hoá nội dung đặc trưng nói trên với yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý lẽ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN