tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA GIỔI XANH VÀ RE GỪNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG "

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ, Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 – 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc. | KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA GIỔI XANH VÀ RE GỪNG TRÊN CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG Nguyễn Đức Kiên Ngô Văn Chính Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các phương thức trồng rừng phù hợp cho trồng rừng Giổi xanh và Re gừng ở Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên các thí nghiệm và mô hình lâm sinh của hai loài cây này tại Phú Thọ Thanh Hóa và Gia Lai. Kết quả đánh giá cho thấy ở giai đoạn 6 - 10 tuổi không có sự khác biệt về sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng giữa hai phương thức trồng thuần loài và hỗn loài với các loài cây bản địa hoặc cây mọc nhanh. Re gừng có sinh trưởng kém trong các mô hình trồng hỗn giao theo hàng với Keo tai tượng hoặc hỗn giao theo cây trên hàng với Sồi phảng do bị chèn ép mạnh. Trong phương thức trồng hỗn giao theo băng với Keo tai tượng với kích thước băng chặt băng chừa khác nhau cho thấy Sinh trưởng của Giổi xanh và Re gừng ở giai đoạn 6 tuổi ở băng chặt băng chừa theo tỷ lệ 20m 20m tốt hơn rõ rệt ở băng chặt băng chừa theo theo tỷ lệ 10m 10m. Các kết quả đánh giá góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho trồng rừng kinh tế của hai loài cây này. Từ khóa Giổi xanh Re gừng Thuần loài Hỗn loài MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây các nước nhiệt đới đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á và Mỹ Latinh dành nhiều quan tâm đến việc sử dụng cây bản địa cho trồng rừng cung cấp gỗ và các sản phẩm khác. Ở Việt Nam hiện nay nhu cầu sử dụng các loại gỗ lớn cho làm đồ mộc phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là rất cao. Đồng thời việc sử dụng các loài cây bản địa vào trồng rừng để cung cấp gỗ cũng đang được quan tâm rất nhiều. Giổi xanh Michelia mediocris Dandy và Re gừng Cinnamomum obtusifolium Roxb Nees là hai loài cây cung cấp gỗ lớn có giá trị kinh tế cao có sinh trưởng khá nhanh và có phạm vi phân bố rộng ở Việt Nam. Chính vì vậy đã có một số nghiên cứu về đặc tính sinh vật học sinh thái học và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng của hai loài cây này. Cho đến .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN