tailieunhanh - Những vấn đề cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. . Khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ, mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước pháp quyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. . | Những vấn đề cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân 1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. . Khái niệm nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. . Khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề hoàn toàn mới lạ mà là một phạm trù có nguồn gốc lịch sử tư tưởng từ xa xưa. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ của tư tưởng loại trừ sự chuyên quyền độc đoán vô chính phủ vô pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thức pháp lý của tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố không thể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật ngược lại thiếu Nhà nước pháp luật trở nên vô nghĩa. Bởi vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua pháp luật dựa vào pháp luật nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trên pháp luật và các công cụ khác Nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy lịch sử cho thấy không phải khi nào có Nhà nước có pháp luật là có ngay Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theo học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền ra đời ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Nhà nước pháp quyền từ quan điểm tư tưởng đã dần trở thành thực tế lịch sử. Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm Nhà nước pháp quyền vẫn còn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhà nước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng Nhà nước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lực nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN