tailieunhanh - Hành trình từ “chuyên chính vô sản” đến “làm chủ tập thể” và “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” – 2

Phạm trù làm chủ tập thể hình thành trong suy tư về vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình. Phải biết tước bỏ những cách hiểu dung tục, thô thiển để nhìn vào chiều sâu triết lý và sự vận động của lịch sử hướng tới một hình thái xã hội mới ra đời ngay trong lòng xã hội hiện tồn. Đó là khi bằng cách mạng giành lại độc lập cho. | Hành trình từ chuyên chính vô sản đến làm chủ tập thể và Nhà nước pháp quyền Việt Nam - 2 II. về làm chủ tập thể 1. Phạm trù làm chủ tập thể hình thành trong suy tư về vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện được quyền làm chủ đất nước làm chủ xã hội của mình. Phải biết tước bỏ những cách hiểu dung tục thô thiển để nhìn vào chiều sâu triết lý và sự vận động của lịch sử hướng tới một hình thái xã hội mới ra đời ngay trong lòng xã hội hiện tồn. Đó là khi bằng cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc tự do và hạnh phúc cho nhân dân trong một Nhà nước dânchủ thì không thể áp dụng hình thái Nhà nước chuyên chính vô sản được nữa. Hạt nhân của triết lý làm chủ tập thể chính là sự khẳng định quyền hành và lực lượng đều nơi dân và đấy cũng là cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính Hồ Chí Minh là người đầu tiên nói đến quyền làm chủ của nhân dân. Trong bài Đạo đức công dân đăng trên báo Nhân dân ngày 15 01 1955 Hồ Chí Minh khẳng định Nước ta là nước dân chủ nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ . 2. Tuy vậy do chịu ảnh hưởng của sự áp đặt mô hình Xô Viết nên tại Đại hội II năm 1951 trong Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh khái niệm chuyên chính vô sản được xác định là một hình thức Nhà nước xuyên suốt tiến trình cách mạng thể hiện dưới dạng của chuyên chính nhân dân theo kiều nói của Trung Quốc đã dẫn ra ở trên. Kể từ đó phạm trù Nhà nước dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản được nói đến thường xuyên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Vì vậy có thề nói thực chất của sự hình thành luận điểm làm chủ tập thể của Lê Duẩn là nhằm thay thế cho lý luận về chuyên chính vô sản mà với cương vị là người có trách nhiệm lớn nhất với đất nước với dân tộc ông không đồng tình. Tư tưởng chính trị cơ bản của Lê Duẩn là nhân dân làm chủ tập thể Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý là cốt để nhân dân làm chủ tập thể. Mặc dù nhận thức như vậy song vì ý thức tổ chức và kỷ luật phục tùng một ý kiến đa số trong lãnh đạo .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    185    1    13-01-2025