tailieunhanh - Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền

Trong triết học, chính trị học và luật học, nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề nhà nước pháp quyền còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Nhà nước pháp quyền là học thuyết, tư tưởng hay khái niệm? nội hàm của nó gồm những yếu tố nào . | rẦ J J 1 A r. 1 r Ầ A Về tư tưởng nhà nước pháp quyên và khái niệm nhà nước pháp quyền Trong triết học chính trị học và luật học nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên xung quanh vấn đề nhà nước pháp quyền còn rất nhiều câu hỏi được đặt ra như Nhà nước pháp quyền là học thuyết tư tưởng hay khái niệm nội hàm của nó gồm những yếu tố nào nhà nước pháp quyền có phải là kiểu nhà nước hiện đại là mô hình khả dụng cho các nước đương đại hay chỉ là hình thức phương pháp nguyên tắc hay biện pháp tổ chức quyền lực nhà nước nhà nước pháp quyền xC hội chủ nghĩa có những đặc trưng gì khác với nhà nước pháp quyền nói chung để xây dựng nhà nước pháp quyền xC hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần phải có những điều kiện gì . Đó là những câu hỏi lớn đòi hỏi phải được triển khai nghiên cứu một cách cơ bản toàn diện mới có thể tìm được câu trả lời. Nhằm góp một phần vào việc giải quyết những vấn đề trên bài viết này phân tích và đưa ra một số ý kiến về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền. 1. về tư tưởng nhà nước pháp quyền Nhìn một cách khái quát có thể thấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành cách đây hơn hai nghìn năm. Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng những quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. sau đó những ý tưởng quan niệm này được công nhận bổ sung dần và phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại. Nội dung chủ yếu của tư tưởng nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị xã hội lớn như tự do công bằng an toàn và phát triển. Nhìn một cách sâu hơn sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền gắn với quá trình đấu tranh nhằm phát huy vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ những giá trị xC hội cơ bản và giải quyết đúng mối quan hệ khách quan giữa nhà nước và pháp luật. Điều này có những .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN