tailieunhanh - Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật, người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã. | WT1 A r 1 r Ầ A 1 V 1 V Nhà nước pháp quyên và xã hội dân sự Khát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật. Cũng qua sự hiểu biết của người dân về pháp luật và việc thực hiện pháp luật người ta có thể kiểm định về trình độ văn minh của một xã hội. Khi chúng ta đang phấn đấu cho một xã hội công bằng dân chủ và văn minh thì cần phải tường minh về những vấn đề đó. Nói đó là khát vọng đã nung nấu từ lâu vì những hưng vong thành bại của mọi triều đại mọi thể chế trải qua mọi cuộc tranh bá đồ vương đều có thể tìm dấu ấn của tư duy loài người xoay quanh chuyện này. Xin được dẫn dắt bài báo Tết này bằng chuyện bên Tàu. Quản Trọng người đã làm cho nước Tề thành bá từ sáu thế kỷ trước công nguyên đã từng khẳng định Pháp luật là cái quy tắc của thiên hạ. Quan sai khiến dân mà có pháp luật thì dân theo không có pháp luật thì dân dừng lại. Dân lấy pháp luật chống nhau với quan. Người dưới lấy pháp luật phục vụ người trên cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ bọn ghen ghét không thể có cái bụng kẻ giặc bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái Quản Tử. Quyển 21 . Chính vì lẽ đó mà phái pháp gia bị phái nho gia vốn chủ trương đức tri nhân tri chống lại kịch liệt. Khổng Tử nói sở dĩ dân có thể tôn quý người sang người sang nhờ thế giữ gìn được cơ nghiệp mình. Người sang người hèn không lẫn lộn cái đó gọi là pháp độ. Nay bỏ pháp độ này mà làm cái vạc ghi pháp luật thì dân chỉ biết cái vạc lấy gì để tôn quý người sang Người sang còn có cơ nghiệp nào để giữ Người sang kẻ hèn không có trên dưới lấy gì để làm thành nước Tả truyện. Quyển 26 . Thì ra ẩn đằng sau những lập luận của ngôn từ là cái lợi ích cụ thể là cái ghế của người đang nắm quyền lực Nhân trị đức trị hay pháp độ thực chất là công cụ của kẻ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN