tailieunhanh - Nghiên cứu khoa học " ứng dụng xạ khuẩn Frankia trong trồng rừng Phi lao ven biển "

Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp) tạo thành các dải cát chạy dọc theo bờ biển, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng. Để cải tạo điều kiện sinh thái, môi tr-ờng cho vùng sinh thái này các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã chọn lọc và đ-a vào trồng thử nghiệm nhiều loại. | ÚNG DỤNG XẠ KHUẨN FRANKIA TRONG TRONG RỪNG PHI LAO VEN BIEN Phạm Quang Thu Phòng Bảo vệ Thực vật rừng 1. Phần mở đầu Diện tích đất cát và cồn cát ven biển Việt Nam có khoảng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tạo thành các dải cát chạy dọc theo bờ biển phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung. Đây là một vùng sinh thái khắc nghiệt gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng. Để cải tạo điều kiện sinh thái môi trường cho vùng sinh thái này các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã chọn lọc và đưa vào trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng có khả năng chịu hạn sinh trưởng được trên lập địa nghèo chất dinh dưỡng trong đó có cây Phi lao Casuaria equisetifolia . Tại Quảng Bình rừng trồng phi lao do dự án ARCD tài trợ sau 3 năm tuổi rừng phi lao từ hạt chỉ đạt 0 8 đến 1 0 m chiều cao với tỷ lệ sống 80 -90 nhưng có trên 80 số cây bị chết ngọn. Cây có cành lá đỏ vàng và phát triển rất chậm không mọc thành cây có thân chính rõ ràng mà chỉ tồn tại ở dạng cây bụi thấp cành lá mọc lòa xòa. Đối với Phi lao hom Trung Quốc dòng 601 và dòng 701 cũng được dự án ARCD trồng thử nghiệm 13 ha năm 1999 chiều cao của cây con khi xuất vườn là 1 m thì sau 2 năm đến năm 2001 chiều cao cũng chỉ xấp xỉ 1 m vì bị cát vùi đi 40 cm Đặng Văn Thuyết 2001 . Để góp phần cải thiện một phần nào về sinh trưởng và khả năng sống của cây phi lao trên các lập địa khắc nghiệt này đề tài sử dụng chế phẩm Frankia trong sản xuất cây con ở vườn ươm cũng như bón cho cây khi trồng rừng. Frankia thuộc xạ khuẩn Actinomyces cộng sinh với một số họ thực vật không phải cây họ Đậu đặc biệt là họ Phi lao Casuarinaceae hình thành nốt sần ở rễ thực vật. Các nốt sần này có khả năng cố định đạm không khí giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trên các lập địa nghèo chất dinh dưỡng đặc biệt là trên vùng đất cát ven biển. Để việc trồng rừng có hiệu quả cao chất lượng tốt cây phi lao ở vườn ươm cần được nhiễm Frankia. Trong sản xuất nhiều địa phương đã dùng chất mùn và lớp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN