tailieunhanh - Học thuyết phân chia quyền lực nhà nước

Việt Nam không áp dụng học thuyết phân chia quyền lực (phân quyền, tam quyền phân lập) trong tổ chức quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước ở Việt Nam được thiết kế theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, mà ta thường gọi là tập quyền xã hội chủ nghĩa: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhiều nhà khoa học đã có những lập luận sâu sắc về những cơ sở. | II Á 1 A 1 Ă 1 1 A A Học thuyêt phân chia quyền lực nhà nước HỌC THUYẾT PHÂN CHIA QUYỀN Lực - MỘT CÁCH TƯ DUY VỀ QUYỀN LựC NHÀ NƯỚC 1. Đặt vấn đề Việt Nam không áp dụng học thuyết phân chia quyền lực phân quyền tam quyền phân lập trong tổ chức quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước ở Việt Nam được thiết kế theo nguyên tắc thống nhất quyền lực mà ta thường gọi là tập quyền xã hội chủ nghĩa Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Nhiều nhà khoa học đã có những lập luận sâu sắc về những cơ sở khoa học cho việc không áp dụng học thuyết phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Xin góp bàn về vấn đề này ở khía cạnh phương thức tư duy của học thuyết phân quyền. 2. Tổng quan về nội dung học thuyêt phân chia quyền lực Cội nguồn của tư tưởng phân quyền đã có từ thời cổ đại ở Phương Tây. Tư tưởng phân quyền trong xã hội Hy-lạp cổ đại đã có mầm mống từ Aristotle. Ông đã quan niệm rằng trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc cơ quan làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc nước các cơ quan thực thi pháp luật và các toà án 12 . Tuy nhiên tư tưởng của Aristotle mới chỉ dừng ở việc phân biệt các lĩnh vực hoạt động của nhà nước. Những tư tưởng phân quyền sơ khai trong thời cổ đại được phát triển thành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỷ 17-18 gắn liền với hai nhà tư tưởng lớn là J. Locke và Montesquieu. J. Locke 1614-1657 một nhà triết học Anh là người đã khởi thảo học thuyết phân quyền. Ông chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp hành pháp và liên minh. Theo đó quyền lập pháp là quyền lực cao nhất trong nhà nước quyền lập pháp phải thuộc về nghị viện nghị viện phải họp định kỳ để thông qua các đạo luật nhưng không thể can thiệp vào việc thực hiện chúng. Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật bổ nhiệm các bộ trưởng chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN