tailieunhanh - Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 4

Thuyết nhân bản của Thomas Hobbes Thuyết nhân bản – con người vừa là vật thể giữa các vật thể tự nhiên, vừa là vật thể chính trị, đạo đức Các nguyên tắc của thuyết cơ giới được Hobbes vận dụng vào việc giải thích cơ thể con người và toàn bộ hoạt động sinh tồn của con người, xem xét con người với tính cách là vật thể giữa những vật thể tự nhiên. Ở phương diện này, Hobbes đến gần với Descartes. Công thức “con người – cỗ máy” trở nên phổ biến trong triết học thế. | Khê ước xã hội của Thomas Hobbes 4 Thuyêt nhân bản của Thomas Hobbes Thuyết nhân bản - con người vừa là vật thể giữa các vật thể tự nhiên vừa là vật thể chính trị đạo đức Các nguyên tắc của thuyết cơ giới được Hobbes vận dụng vào việc giải thích cơ thể con người và toàn bộ hoạt động sinh tồn của con người xem xét con người với tính cách là vật thể giữa những vật thể tự nhiên. Ở phương diện này Hobbes đến gần với Descartes. Công thức con người - cỗ máy trở nên phổ biến trong triết học thế kỷ XVII - XVIII gắn với tên tuổi của Descartes Hobbes La Mettrie và nhiều nhà duy vật khác tạo thành nét đặc trưng đầu tiên của nó. Trong Học thuyết về con người De homine Hobbes phân tích cơ chế hoạt động của cơ thể người phù hợp với các quy luật vận động của vật thể khả năng nhận thức làm sáng tỏ các đặc điểm tâm lý và các thiết xã hội các hình thức tín ngưỡng trong đời sống con cơ bản cách tiếp cận máy móc theo nghĩa trực tiếp lẫn nghĩa rộng của từ này vẫn tiếp tục được thể hiện ở phần này của Về những nguyên lý triết học . Chẳng hạn theo Hobbes các cảm giác xuất hiện nhờ sự tương tác của vận động bên ngoài xuất phát từ các vật thể và vận động bên trong của các cơ quan cảm giác tiếp nhận vận động đầu tiên. Các hình ảnh đại lượng vận động và đứng im phù hợp các đối tượng tác động. Tất cả các hình ảnh - ngẫu tính còn lại như màu sắc âm thanh mùi. đều chỉ là những ngẫu tượng đánh lừa cảm giác. Trong phần I của Leviathan Học thuyết về con người Hobbes viết Nguyên nhân của cảm giác là vật thể bên ngoài hay khách thể tác động đến cơ quan phù hợp với từng cảm giác một cách trực tiếp như điều thường xảy ra với vị giác và xúc giác hoặc gián tiếp như với thị giác thính giác và khứu giác. Áp lực này cái áp lực tiếp diễn từ bên trong nhờ hệ thần kinh các dây thần kinh và các màng khác của cơ thể đến não và tim gây ra tại đây sự kháng cự hay áp lực ngược trở lại hay nỗ lực giải phóng của quả tim. Do chỗ nỗ lực này hướng vào bên trong nên chúng ta tưởng rằng nó là cái từ bên ngoài. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN