tailieunhanh - Khế ước xã hội của Thomas Hobbes 5

Triết học chính trị – quyền lực được xác lập dựa trên sự hiể Triết học chính trị – quyền lực được xác lập dựa trên sự hiểu biết bản chất con người Cách đặt vấn đề như thế thể hiện ước muốn của Hobbes xây dựng “khoa học về quyền lực” thực sự cần thiết, nhằm đảm bảo cho con người quyền thiêng liêng nhất là quyền được sống trong hòa bình. Liệu ông có thành công không? Điểm đặc biệt trong triết học chính trị của Hobbes là học thuyết Khế ước xã hội, tức học thuyết. | Khê ước xã hội của Thomas Hobbes 5 Triêt học chính trị - quyền lực được xác lập dựa trên sự hiể Triết học chính trị - quyền lực được xác lập dựa trên sự hiểu biết bản chất con người Cách đặt vấn đề như thế thể hiện ước muốn của Hobbes xây dựng khoa học về quyền lực thực sự cần thiết nhằm đảm bảo cho con người quyền thiêng liêng nhất là quyền được sống trong hòa bình. Liệu ông có thành công không Điểm đặc biệt trong triết học chính trị của Hobbes là học thuyết Khế ước xã hội tức học thuyết phân tích hai trạng thái - trạng thái tự nhiên và trạng thái công dân. Những vấn đề triết học chính trị đã được tìm hiểu ngay từ thời cổ đại và có thể thấy rằng tư tưởng về nhà nước các quan hệ quyền lực ở Hobbes là sự kế thừa có chọn lọc sự phát triển và cụ thể hóa các phương án khác nhau về nguồn gốc và bản chất nhà nước vốn có mầm mống từ liên minh Pythagore đến Epicure cũng như vấn đề quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quan hệ quyền lực từ Socrate đến Aristote. Chẳng hạn quan niệm về quyền tự nhiên và tính khế ước của nhà nước có thể tìm thấy ở Liên minh Pythagore và Epicure còn sự phân loại các hình thức nhà nước là điểm nổi bật trong triết học chính trị của Platon và Aristote. Vấn đề đạo đức hóa kết hợp với duy lý hóa quyền lực nhà nước được Socrate nêu ra trước tiên nhưng chỉ Platon mới biến nó thành nguyên tắc cai trị. Các nhà nghiên cứu có thể so sánh chủ nghĩa lý tưởng của Platon với quan điểm thực tế của Aristote trong việc xác lập mô hình nhà nước tương lai hoặc so sánh Aristote với Epicure trong cách hiểu về quan hệ giữa cá nhân và chủ thể quyền lực một người nhấn mạnh tính nhà nước trong quan hệ với các công dân người kia chú trọng đến tính cá thể sự tự do của cá nhân. Trong lý luận về nhà nước và quan hệ quyền lực của Hobbes đều hiện diện với những mức độ khác nhau các cách tiếp cận vừa nêu. Song dấu ấn rõ nét nhất vẫn là hình ảnh Quân vương của Machiavelli người được xem là cha đẻ thực sự của khoa học chính trị. Kế thừa tư tưởng chính trị của Machiavelli Hobbes đem

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN