tailieunhanh - Luật số: 13/2012/QH13

LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật giám định tư pháp. | QUỐC HỘI Luật số 13 2012 QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2012 LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật giám định tư pháp. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về giám định viên tư pháp tổ chức giám định tư pháp người giám định tư pháp theo vụ việc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoạt động giám định tư pháp chi phí giám định tư pháp chế độ chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức hoạt động giám định tư pháp. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức phương tiện phương pháp khoa học kỹ thuật nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra truy tố xét xử và thi hành án hình sự giải quyết vụ việc dân sự vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. 2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng. 3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự vụ án hành chính nguyên đơn dân sự bị đơn dân sự người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can bị cáo. 4. Cá nhân tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp người giám định tư pháp theo vụ việc tổ chức giám định tư pháp công lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN