tailieunhanh - Chủ nghĩa bảo hộ và chính trị

Chủ nghĩa bảo hộ đã có một lịch sử tồn tại khá dài. Trước những áp lực chính trị, các chính phủ ở các quốc gia phát triển và đang phát triển đã phải bảo hộ ngành dệt may, sản xuất ô tô, nông nghiệp và các nhà sản xuất khác trước làn sóng nhập khẩu. Ở nhiều nơi, người nông dân mặc dù chỉ chiếm số ít nhưng lại được nhận trợ cấp bảo hộ, bởi lẽ họ nắm trong tay sức mạnh của những lá phiếu bầu cử. Do bảo hộ mang tính chính trị nên các. | Chủ nghĩa bảo hộ và chính trị Chủ nghĩa bảo hộ đã có một lịch sử tồn tại khá dài. Trước những áp lực chính trị các chính phủ ở các quốc gia phát triển và đang phát triển đã phải bảo hộ ngành dệt may sản xuất ô tô nông nghiệp và các nhà sản xuất khác trước làn sóng nhập khẩu. Ở nhiều nơi người nông dân mặc dù chỉ chiếm số ít nhưng lại được nhận trợ cấp bảo hộ bởi lẽ họ nắm trong tay sức mạnh của những lá phiếu bầu cử. Do bảo hộ mang tính chính trị nên các giải pháp cũng phải mang tính chính trị. Chủ nghĩa bảo hộ - những biện pháp của chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài - có nguồn gốc sâu xa trong chính trị của các quốc gia trên thế giới. Chủ nghĩa bảo hộ vừa là sản phẩm của những nhóm lợi ích đặc biệt vừa phản ánh mối lo ngại chung của xã hội trước những thay đổi. Tuy vậy chủ nghĩa bảo hộ cũng đi liền với cái giá phải trả rất lớn về kinh tế. Việc chống lại tự do hóa thương mại cũng như căn nguyên chính trị của nó hầu như không phải là chuyện mới. Trong nửa đầu thế kỷ 19 nước Anh đã áp đặt thuế quan nhập khẩu để bảo hộ cho người nông dân và điền chủ nước Anh trước sự cạnh tranh của hàng ngũ cốc nhập khẩu rất rẻ từ nước ngoài. Song mức thuế quan nhập khẩu đó đã làm tăng giá thực phẩm ở các thành phố của nước Anh buộc tư bản công nghiệp miễn cưỡng phải trả lương cao hơn để công nhân có đủ tiền mua lương thực. Năm 1846 sau một cuộc đấu tranh lâu dài tại Quốc hội Đạo luật Bảo hộ sản xuất ngô Corn Laws đã bị bãi bỏ nhờ đó đã cởi trói và mở đường cho sự vươn lên về chính trị của tầng lớp trung lưu mới ở nước Anh. Các cuộc đấu tranh tương tự như vậy về thuế quan cũng trở thành vấn đề nổi cộm trong nền chính trị Hoa Kỳ trong một thời gian dài ở thế kỷ XIX. Vào đêm trước của cuộc Nội chiến ở Hoa Kỳ 1861-1865 các tiểu bang công nghiệp ở miền Bắc đã chủ trương dựng lên hàng rào thuế quan thật cao để bảo vệ ngành công nghiệp chế tạo của họ trước sự cạnh tranh từ châu Âu. Các tiểu bang miền Nam thì chủ trương áp dụng thuế quan thấp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN