tailieunhanh - Nguồn gốc của gia đình – Phần 9

Ta đã nghiên cứu sự tan rã của tổ chức thị tộc trong ba ví dụ lớn riêng biệt: người Hi Lạp, người La Mã, và người Germania. Để kết thúc, ta sẽ xem xét các điều kiện kinh tế chung đã phá hoại tổ chức thị tộc ngay từ giai đoạn cao của thời dã man, và đã hoàn toàn thủ tiêu nó ở buổi đầu của thời văn minh. Ở đây, ta sẽ cần bộ “Tư bản” của Marx không kém gì cuốn sách của Morgan. Ra đời từ giai đoạn giữa của thời mông muội, tiếp tục. | Nguồn gôc của gia đình - Phân 9 IX DÃ MAN VÀ VĂN MINH Ta đã nghiên cứu sự tan rã của tổ chức thị tộc trong ba ví dụ lớn riêng biệt người Hi Lạp người La Mã và người Germania. Để kết thúc ta sẽ xem xét các điều kiện kinh tế chung đã phá hoại tổ chức thị tộc ngay từ giai đoạn cao của thời dã man và đã hoàn toàn thủ tiêu nó ở buổi đầu của thời văn minh. Ở đây ta sẽ cần bộ Tư bản của Marx không kém gì cuốn sách của Morgan. Ra đời từ giai đoạn giữa của thời mông muội tiếp tục phát triển ở giai đoạn cao của thời đó thị tộc đã đạt mức cực thịnh ở giai đoạn thấp của thời dã man trong chừng mực các tài liệu gốc cho phép ta phán đoán. Vậy ta sẽ bắt đầu từ giai đoạn đó. Ở đây lấy người Indian châu Mĩ làm ví dụ thì ta thấy chế độ thị tộc đã hoàn toàn phát triển. Một bộ lạc chia làm nhiều thị tộc thường thường là hai khi dân số tăng lên mỗi thị tộc lại chia thành vài thị tộc con thị tộc mẹ vẫn tồn tại với tư cách là bào tộc. Bản thân bộ lạc cũng chia thành nhiều bộ lạc mới trong mỗi bộ lạc mới ấy thì ở hầu hết các trường hợp ta đều gặp lại các thị tộc trước đây ít ra là ở một vài trường hợp các bộ lạc cùng thân tộc hợp thành một liên minh bộ lạc. Tổ chức đơn giản này hoàn toàn phù hợp với các điều kiện xã hội đã đẻ ra nó. Nó chẳng qua là một cơ cấu lớn lên một cách tự nhiên từ những điều kiện đó nó có khả năng giải quyết mọi xung đột có thể xảy ra trong một xã hội được tổ chức như vậy. Những xung đột bên ngoài thì do chiến tranh giải quyết chiến tranh có thể kết thúc bằng sự tiêu diệt bộ lạc chứ không bao giờ bằng sự nô dịch bộ lạc. Sự vĩ đại và cũng là điều hạn chế của chế độ thị tộc chính là vì nó không có chỗ cho kẻ thống trị cũng như bị trị. Trong nội bộ thị tộc chưa có phân biệt giữa quyền lợi và nghĩa vụ với người Indian thì câu hỏi tham gia công việc chung báo thù trả tiền chuộc là quyền lợi hay nghĩa vụ không tồn tại vì nó vô nghĩa y như câu hỏi ăn ngủ săn bắn là quyền lợi hay nghĩa vụ Trong bộ lạc hay thị tộc lại càng không thể có sự phân chia thành các giai cấp khác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN