tailieunhanh - Những giá trị tích cực của nho giáo trong bộ luật hồng đức

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp". Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là Bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh. | Những giá trị tích cực của nho giáo J 1 V 1 V J 1 Ầ - r trong bộ luật hồng đức Quốc Triều Hình Luật thời Lê hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Luật pháp thời này nghiêm đến mức của rơi ngoài đường không ai nhặt nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp . Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo là Bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi sâu sắc nhất. Có thể khẳng định rằng Nho giáo cũng như nhiều hệ tư tưởng khác luôn chứa đựng những giá trị tích cực và hạn chế. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực cơ bản của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức. Quốc Triều Hình Luật là công cụ quan trọng để xây dựng và củng cố nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Các vua nhà Lê kể từ vua Lê Thái Tổ 1428-1433 sau khi lên ngôi đều đề cao Nho học. Thời Lê các bộ kinh điển và sách vở liên quan tới Nho giáo được du nhập từ Trung Hoa và được phổ biến rộng rãi vì vậy Nho giáo có điều kiện để trở thành cơ sở lý luận cho các nhà soạn thảo luật pháp thời Lê. Sở dĩ thời Lê đặc biệt là dưới thời cai trị của vua Lê Thánh Tông được đánh giá là thời kỳ hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam vì thoả mãn 3 yếu tố có một vị minh quân hệ thống quan lại có tài và có đức và có một hệ thống pháp luật nghiêm minh. Đây là một thời kỳ dài nhà nước rất mạnh về lợi ích dân tộc duy trì một khoảng thời gian rất dài vắng bóng xâm lược từ năm 1427 - 1789 không có chiến tranh đủ sức để mở rộng cương vực về phía Nam. Có thể nhận thấy luật pháp thời kỳ nào cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia song với Quốc Triều Hình luật bảo vệ chủ quyền quốc gia là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền của Nho giáo. Quốc Triều Hình Luật đã thể chế quan điểm chính danh của Nho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn phụ tá và thực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN