tailieunhanh - Quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm trong PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM

Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay, quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm luôn là một trong những điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong pháp luật hình sự, một trong những ngành luật quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việt Nam lại đang trên bước đường hội nhập toàn cầu, xã hội biến đổi ngày càng nhanh chóng khiến cho tầm quan trọng và yêu cầu đối với pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật. | Quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm trong PHÁP LUẬT PHONG KIẾN VIỆT NAM HISTORY OF LAW AND STATES. Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm luôn là một trong những điểm mấu chốt quan trọng nhất trong pháp luật hình sự một trong những ngành luật quan trọng nhất trong việc đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Việt Nam lại đang trên bước đường hội nhập toàn cầu xã hội biến đổi ngày càng nhanh chóng khiến cho tầm quan trọng và yêu cầu đối với pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu sửa đổi luật pháp cho phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết. Một trong những phương pháp nghiên cứu sửa đổi tốt nhất đối với pháp luật chính là nghiên cứu các qui định của pháp luật cổ xưa từ đó rút ra những kinh nghiệm những nét đặc sắc riêng để áp dụng đối với pháp luật hiện hành. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu đề tài Quan niệm về tội phạm và cách phân loại tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam có những giá trị tầm quan trọng trong việc sửa đổi bổ sung lại các quan niệm cũng như cách phân loại tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay. I- Các quan niệm về tội phạm thời phong kiến Theo luật hình sự Việt Nam hiện nay tội phạm là những hành vi của con người gây nên một mức độ nguy hiểm cho xã hội thì đối với xã hội phong kiến trước đây quan niệm về tội phạm được hiểu rất rộng. Tuy không có những định nghĩa cụ thể về tội phạm là gì nhưng trong Bộ Quốc Triều Hình Luật QTHL thời Lê đã có những quan niệm về tội phạm là việc xâm hại đến sự an toàn bất khả xâm phạm của chế độ quân chủ triều Lê mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hoàng cung nhóm tội Thập ác xâm phạm trật tự kỷ cương đạo đức xã hội theo quan điểm Nho giáo xâm phạm tính mạng sức khoẻ nhân phẩm tài sản của con người. Đến thời nhà Nguyễn trong bộ Hoàng Việt Luật Lệ cũng không có những định nghĩa chung về tôi phạm mà chỉ đi thẳng vào các qui định cụ thể đối với từng loại tội. Nhìn chung pháp luật Phong kiến chưa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.