tailieunhanh - GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - PGS.TS. VŨ TÌNH - 7

Song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải thông qua khả năng tổng kết, trừu tượng, khái quát đúng đắn của các nhà khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường phát. | chứa đựng những mầm mống của những tri thức khoa học song nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bề ngoài ngẫu nhiên không bản chất của đối tượng và tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học cần phải thông qua khả năng tổng kết trừu tượng khái quát đúng đắn của các nhà khoa học. Ngược lại khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường xâm nhập vào nhận thức thông thường và làm cho nhận thức thông thường phát triển tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người. Như vậy việc đạt tới những tri thức khoa học trong quá trình nhận thức diễn ra theo những cấp độ khác nhau từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính từ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận từ nhận thức thông thường đến nhận thức khoa học. Mỗi cấp độ nhận thức đó có những nội dung và ý nghĩa khác nhau không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên dù có diễn ra theo trật tự nào thì việc đạt tới những tri thức về bản chất của sự vật vẫn chưa dừng lại ở đó mà nhận thức phải tiếp tục tìm hiểu xem những tri thức đó có phải là chân lý hay không. Chính vì thế mà vấn đề chân lý được xem là một trong những nội dung cơ bản của lý luận về nhận thức. III- Vấn đề chân lý 1. Khái niệm chân lý Các nhà triết học có những quan điểm khác nhau về chân lý và về tiêu chuẩn của chân lý. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Quan niệm như vậy về chân lý cũng có nghĩa xác định chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức. Nó được hình thành phát triển dần dần từng bước và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể vào hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. đã nhận xét Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình tư tưởng con người không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng một bức tranh hình ảnh đơn giản nhợt nhạt lờ mờ không khuynh hướng không vận

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.