tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: " DẪN LIỆU VỀ CÁC LOÀI CÁ CHÌNH (ANGUILLA) Ở LƯU VỰC SÔNG BA"
Ở lưu vực sông Ba có 3 loài cá Chình: Chình Hoa (Anguilla marmorata), Chình Nhọn (A. malgumora), Chình Mun (A. bicolor bicolor). Cá Chình Hoa có số lượng nhiều (trên 95% sản lượng cá chình khai thác), phân bố rộng từ vùng thượng lưu đến hạ lưu; hai loại chình nhọn và chình mun có số lượng rất ít. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 49 2008 DẪN LIỆU VỀ CÁC LOÀI CÁ CHÌNH ANGUILLA Ở LƯU Vực SÔNG BA Hoàng Đức Đạt Viện Sinh học Nhiệt đới tại TP Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Ty NCS. Đại học Huế TÓM TẮT Ở lưu vực sông Ba có 3 loài cá Chình Chình Hoa Anguilla marmorata Chình Nhọn A. malgumora Chình Mun A. bicolor bicolor . Cá Chình Hoa có số lượng nhiều trên 95 sản lượng cá chình khai thác phân bố rộng từ vùng thượng lưu đến hạ lưu hai loại chình nhọn và chình mun có số lượng rất ít. Cá chình gương glass ell xuất hiện ở cửa sông hạ lưu di cư ngược dòng lên trung thượng lưu vào các phụ lưu khe suối các ao hồ tự nhiên và hồ chứa sinh sống. Trong mùa mưa lũ cá chình trưởng thành di cư xuôi dòng về hạ lưu ra biển phát dục sinh sản. I. Đặt vấn đề Sông Ba là con sông lớn nhất các tỉnh Nam Trung Bộ dài 388 km với diện tích lưu vực km2 bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô tỉnh KonTum cao trên m chảy qua các tỉnh Gia Lai Đắc Lắc chỉ có các phụ lưu Phú Yên và đổ nước ra biển Đông ở cửa Đà Giang thuộc tỉnh Phú Yên. Sông Ba có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trong lưu vực của nó. Khu hệ cá Sông Ba đa dạng phong phú có nhiều loài có giá trị khoa học kinh tế ở sông Ba. Tuy nhiên trong những năm gần đây các loài cá chình đang chịu nhiều tác động bất lợi của các hoạt động kinh tế trong lưu vực sông Ba chắn dòng sông chính các phụ lưu để xây dựng các công trình thủy lợi thủy điện ngăn cản sự di cư của cá khai thác quá mức. Do vậy việc nghiên cứu thành phần loài phân bố di cư tình hình khai thác các loài cá chình ở lưu vực sông Ba xem xét những tác động bất lợi và đề xuất một số giải pháp bảo vệ duy trì và phát triển bền vững nguồn lợi cá chình ở đây đã trở nên cấp thiết. II. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu và thu thập mẫu tại 15 điểm trên sông Ba và các phụ lưu của nó từ thượng nguồn đến hạ lưu thuộc các tỉnh Kon Tom Gia Lai Đắc Lắc Phú Yên với 8 đợt khảo sát trong mùa khô và
đang nạp các trang xem trước