tailieunhanh - Đề tài: CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LŨ LỤT CHO HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ TẠI HÀ TĨNH SAU TRẬN LŨ KÉP 2010

Khung pháp lý của nhà nước về chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại về thiên tai tương đối toàn diện. Nhà nước có chính sách quy định cụ thể các đối tượng chịu thiệt hại được hỗ trợ, các biện pháp và mức độ hỗ trợ, hỗ trợ dân sinh, hỗ trợ khôi phục sản xuất và vận động cứu trợ nạn nhân bị thiên tai. Cách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai mang tính từ “trên xuống”, rõ ràng, theo cách này chính quyền đã ứng phó nhanh chóng và kịp thời, hạn chế tổn thất tối đa về người. | Theo điều tra của nhóm nghiên cứu tại 15 xã ở 2 huyện Vũ Quang và Hương Khê cho thấy nhu cầu cao của các hộ dân về hình thành và phát triển nghề phi nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa phương. Với điều kiện khí hậu đặc thù, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở địa phương, do đó hàng năm các huyện trong tỉnh Hà Tĩnh luôn phải có kế hoạch phòng chống lụt bão trong mùa lũ. Vì thế, hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ chủ yếu được thực hiện trong mùa khô. Vào mùa lũ, các hộ thường sản xuất cầm chừng bởi lo ngại lũ lụt sẽ gây thiệt hại. Nhận thức được rằng các hoạt động nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn và dễ bị rủi ro bởi thiên tai, đại diện chính quyền xã cũng như hầu hết các hộ dân đều thể hiện mong muốn chính quyền huyện hỗ trợ tạo thêm công ăn việc làm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề cho các hộ nông dân để giảm bớt khả năng rủi ro do thiên tai, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, và phát triển bền vững hơn. Nhóm nghiên cứu chia sẻ với mong muốn của các hộ dân và kiến nghị UBND huyện nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất phi nông nghiệp phù hợp với đặc thù địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân, chẳng hạn như phát triển nghề thêu ren và mây tre đan.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN