tailieunhanh - KINH TẾ CHÍNH TRỊ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - GS.TS. PHẠM QUANG PHAN - 6

Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất của điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết. | 3. Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cơ chế điều tiết nền sản xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ các quan hệ thị trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất của điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội hoá của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được bổ sung bằng sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và hạn chế đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết của nhà nước mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân. Vì thế cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế thị trường độc quyền tư nhân và điều tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Hay nói cách khác đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhằm phục vụ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong quá trình vận hành cơ chế kinh tế nhà nước giữ vai trò điều tiết vĩ mô đối với các quá trình sản xuất xã hội định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ thông qua các chính sách và công cụ có hiệu quả như hệ thống tài chính nhà nước hệ thống tiền tệ - tín dụng các chính sách cơ cấu và chương trình hoá. Các tổ chức độc quyền điều tiết sản xuất trong phạm vi của nó bằng các kế hoạch hợp đồng kinh tế dựa trên sự nghiên cứu thận trọng và thường xuyên các nhu cầu xã hội luôn biến đổi về xu hướng khối lượng cơ cấu. Các tư bản tư nhân vẫn chịu sự điều tiết trực tiếp của cạnh tranh thị trường. Các yếu tố này gắn bó chặt chẽ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau trong đó thị trường vẫn là sức mạnh cơ bản của cơ chế điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên tính tự phát của thị trường bị giới hạn bởi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN