tailieunhanh - GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 3

Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng lại không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống. Những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy mô. | thắng lợi. Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất quan trọng nhất dưới chủ nghĩa tư bản nhưng lại không có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động để kiếm sống. Những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản đã no ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy mô những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi nào giai cấp công nhân nhận thức được rằng chỉ có xoá bỏ chế độ nô lệ làm thuê giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội bằng một cuộc cách mạng thắng lợi triệt để họ mới được giải phóng thật sự. Giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình của việc thực hiện việc xoá bỏ trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa thiết lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa tức là phải nhận thức được việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân 1. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa không chỉ có giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột mà cả những giai cấp tầng lớp nhân dân lao động khác như thợ thủ công nông dân những người buôn bán nhỏ và kể cả đa số trí thức. cũng bị bóc lột. Dưới chủ nghĩa tư bản giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân tầng lớp trí thức những người thợ thủ công . Điều đó đã tạo ra những điều kiện cho giai cấp này có khả năng tập hợp các giai cấp tầng lớp nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. C. Mác và Ph. Ăngghen viết Lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột và bị áp bức tức là giai cấp vô sản không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình tức là giai cấp tư sản nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột áp bức khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp 2. Thực tế cuộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN