tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐNA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra những yếu kém của các trang trại trên địa bàn: đất đai manh mún và phân tán, khó khăn của các chủ trang trại trong việc tiếp cận các nguồn tài chính, mức đầu tư thấp cho móc thiết bị phục vụ sản xuất. Để nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại không những chỉ phải hoàn thiện các yếu tố bên trong của hệ thống trang trại mà còn đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn, hữu hiệu giữa các chính. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 51 2009 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Hoàng Quang Thành Phan Khoa Cương Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ ra những yếu kém của các trang trại trên địa bàn đất đai manh mún và phân tán khó khăn của các chủ trang trại trong việc tiếp cận các nguồn tài chính mức đầu tư thấp cho móc thiết bị phục vụ sản xuất. Để nâng cao hiệu quả của kinh tế trang trại không những chỉ phải hoàn thiện các yếu tố bên trong của hệ thống trang trại mà còn đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn hữu hiệu giữa các chính sách quốc gia và chính sách vùng về nông nghiệp nông thôn. I. Đặt vấn đề Với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới kinh tế trang trại trở thành một trong những hình thức tổ chức sản xuất phổ biến và hiệu quả nhất trong nông nghiệp trên thế giới nhất là tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Ở Việt Nam từ khi thực hiện đường lối đổi mới trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Trong những năm gần đây trên địa tỉnh Thừa Thiên Huế kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia và đang trong quá trình cố gắng phát huy tốt lợi thế của từng vùng. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân mở mang thêm diện tích đất trống đồi núi trọc đất hoang hoá nhất là ở các vùng trung du miền núi và ven biển tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo tăng thêm nông sản hàng hoá. Tuy nhiên quá trình phát triển kinh tế trang trại đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết kịp thời liên quan đến các điều kiện và môi trường hoạt động cần thiết cũng như các yếu tố tạo nên năng lực nội tại của các trang trại. Quan điểm hệ thống là cách tiếp cận và phân tích

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.