tailieunhanh - Báo cáo: Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế

Khoa học về chọn giống cây rừng bao gồm các khâu nghiên cứu đồng bộ từ khảo nghiệm loài và xuất xứ, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính đến xây dựng các rừng giống và vườn giống. Nghiên cứu nhân giống nhằm cung cấp giống đã được cải thiện (hạt, cây con, cây hom, cây mô) cho sản xuất. | NGHIÊN CỨU CHỌN CÁC DÒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN CHỐNG CHỊU BỆNH CÓ NĂNG SUÁT CAO PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG KINH TẾ Nguyễn Hoàng Nghĩa Phạm Quang Thu Nguyễn Văn Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU Khoa học về chọn giống cây rừng bao gồm các khâu nghiên cứu đồng bộ từ khảo nghiệm loài và xuất xứ chọn lọc cây trội khảo nghiệm hậu thế khảo nghiệm dòng vô tính đến xây dựng các rừng giống và vườn giống. Nghiên cứu nhân giống nhằm cung cấp giống đã được cải thiện hạt cây con cây hom cây mô cho sản xuất. Đề tài Chọn giống kháng bệnh có năng suất cao cho bạch đàn và keo đã được Bộ Nông nghiệp PTNT cho triển khai giai đoạn 2001-2005 là một khởi đầu tốt. Đề tài Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế giai đoạn 2006-2010 là bước đi tiếp theo kế thừa các khảo nghiệm đã có và công nhận thêm nhiều giống mới. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Đánh giá và phân cấp bệnh hại Để xác định các giống chịu bệnh tiến hành phân cấp bệnh hại cho tất cả các cây của từng dòng gia đình trên các khu khảo nghiệm. Việc phân cấp bệnh hại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Hoàng Nghĩa và Ken Old 1997. Phân cấp bị bệnh đối cho bạch đàn với các tiêu chí như sau Chỉ số bệnh Biểu hiện bên ngoài 0 Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh. 1 Tới 25 hệ lá bị bệnh và tới 25 số cành bị chết do bệnh. 2 25-50 hệ lá bị bệnh và tới 50 số cành bị chết do bệnh. 3 50-75 hệ lá bị bệnh và tới 75 số cành bị chết do bệnh. 4 75 hệ lá bị bệnh và 75 số cành bị chết do bệnh. . Tuyển chọn cây trội Chọn cây trội theo các phương pháp truyền thống đã được trình bày trong Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống QPN 15-93 và Quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá QPN 16-93 của Bộ Lâm nghiệp ban hành năm 1994 cũng như Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp do Bộ NN và PTNT ban hành năm 1998 và 2003 04TCN-64-2003 . Các cây trội bạch đàn đã được chọn theo nguyên tắc chung phổ biến song vì là giống chống chịu bệnh nên chúng đã được ưu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN