tailieunhanh - Quản lý văn hóa

Cùng với kinh tế và chính trị, văn hoá là yếu tố định hình cho một chế độ nguyên thuỷ. Tên gọi cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay TBCN, ngoài hàm nghĩa về phương thức sản xuất và chế độ chính trị còn ẩn chứa những thông điệp văn hóa. Sự liên kết trên bình diện dân tộc đã định hình thế giới từ thời cổ xưa, thực chất là liên kết trên bình diện văn hóa: những cộng đồng có nền sản xuất cùng một trình độ, có chung ngôn ngữ, chung những đặc điểm đời sống vật chất và tinh thần thì liên kết trong. | Như vậy, xây dựng và phát triển văn hoá, kế thừa truyền thống và giao lưu quốc tế, giữ gìn bẳn sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại tất cả đều vận hành trong một hệ thống động và mở, trong một không gian đa bản sắc. Quản lí văn hoá thực chất là quản lí phát triển văn hóa, giải quyết quan hệ của các cặp tương tác: cái kinh tế và cái văn hóa, phát triển và phản phát triển, giá trị và phản giá trị, truyền thống và hiện đại, sản xuất và tiêu dùng văn hóa, Quản lí phát triển văn hóa là nhìn văn hóa trong trạng thái động, lấy đời sống văn hoá cùng với sự vận hành của giá trị văn hóa là đối tượng quản lí, hướng đến mục tiêu cao nhất là phát triển con người. Quản lí phát triển văn hóa yếu kém sẽ đưa đến những phức tạp cho việc quản lí phát triển xã hội nói chung. Chệch hướng trong phát triển văn hóa nhiều hệ luỵ hơn, khó khắc phục hơn và thời gian khắc phục lâu hơn chệch hướng phát triển kinh tế. Ở nước ta, đô thị hóa đang bùng phát, nếu chỉ đặt vấn đề quản lí đô thị chứ không phải là quản lí phát triển đô thị, chúng ta sẽ còn phải chạy đuổi theo việc giải quyết những hệ luỵ của phát triển đô thị.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN