tailieunhanh - HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM TRUNG QUẢN

Tên Huyệt: Người xưa cho rằng từ ức (chấn thuỷ) đến lỗ rốn là ống (Quản ) dạ dầy, huyệt ở giữa (trung) đường nối này, vì vậy gọi là Trung Quản . Bản tiếng Anh và Pháp dịch là giữa dạ dầy là dịch dựa vào ý trên. Tên Khác: Thái Thương, Thượng Ký, Trung Hoãn, Trung Oản, Trung Uyển, Vị Quản. Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (). Đặc Tính: + Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Tam tiêu và Vị. + Huyệt Hội của Phủ. + Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Vị. + Huyệt. | HUYỆT VỊ MẠCH NHÂM TRUNG QUẢN Tên Huyệt Người xưa cho rằng từ ức chấn thuỷ đến lỗ rốn là ống Quản dạ dầy huyệt ở giữa trung đường nối này vì vậy gọi là Trung Quản . Bản tiếng Anh và Pháp dịch là giữa dạ dầy là dịch dựa vào ý trên. Tên Khác Thái Thương Thượng Ký Trung Hoãn Trung Oản Trung Uyển Vị Quản. Xuất Xứ Thiên Kinh Mạch . Đặc Tính Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường Tam tiêu và Vị. Huyệt Hội của Phủ. Huyệt Mộ chẩn đoán của Vị. Huyệt tập trung khí của Tỳ. 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch. 1 trong 4 huyệt Hội Khí của Âm Dương Quan Nguyên Trung Quản Thiên Đột và Chí Dương - theo thiên Kinh Mạch Biệt Luận . Vị Trí Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn -và đường gặp nhau của 2 bờ sườn. Giải Phẫu Huyệt ở trên đường trắng. Sau đường trắng là mạc ngang phúc mạc. Sau thành bụng là phần ngang của dạ dày. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D8. Tác Dụng Hòa Vị khí hóa thấp trệ lý trung tiêu điều thăng giáng. Chủ Trị Trị dạ dầy đau ợ chua nôn mửa ăn không tiêu đầy hơi bụng trướng kiết l tiêu chảy huyết áp cao thần kinh suy nhược. Phối Huyệt 1. Phối Tam Âm Giao trị ăn không tiêu Tư Sinh Kinh . 2. Phối Thừa Mãn trị bụng đau xuyên ra vai Tư Sinh Kinh . 3. Phối Túc Tam Lý trị hoàng đản tay chân không có sức Ngọc Long Kinh . 4. Phối Khí Hải trị tiêu ra máu Châm Cứu Tụ Anh