tailieunhanh - Nguy hiểm trẻ ngủ ngáy

Trước đây, ngủ ngáy được xem là dấu hiệu của việc có một giấc ngủ ngon. Ngày nay khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy đây là một hiện tượng nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Quan sát một bé ngủ ngáy, bạn sẽ thấy bé ngủ một cách rất khó nhọc. Vì sao trẻ ngủ ngáy? | Nguy hiểm trẻ ngủ ngáy Trước đây ngủ ngáy được xem là dấu hiệu của việc có một giấc ngủ ngon. Ngày nay khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy đây là một hiện tượng nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Quan sát một bé ngủ ngáy bạn sẽ thấy bé ngủ một cách rất khó nhọc. Vì sao trẻ ngủ ngáy Thông thường trẻ ngáy khi bị cảm lạnh nghẹt mũi phải thở bằng miệng. Nếu bé hoàn toàn mạnh khoẻ mà vẫn ngủ ngáy là không bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy ở trẻ thường là - Trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi đặc biệt là hít phải khói thuốc lá. Lượng khói thuốc trẻ hít phải khiến cho niêm mạc ở cuống họng bị phù nề thu hẹp đường không khí. - Thừa cân béo phì Khi cân nặng của bé vượt quá mức cho phép các lớp mỡ dày lên lấn sang phần sân của đường hô hấp và có thể gây ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ. - Trẻ bị viêm xoang viêm VA nghẹt mũi mãn tính amidan. Đường hô hấp nhiễm vi khuẩn quá trình thở bị cản trở tạo nên chứng ngủ ngáy. - Trong gia đình có nhiều người mắc chứng ngủ ngáy. Ngủ ngáy và những nguy cơ Đầu tiên và dễ thấy nhất là ngủ ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do thiếu ô-xy để thở trẻ thường thức giấc giữa đêm ngủ không say và sâu. Không ngủ đủ giấc trẻ hay mệt mỏi và thiếu tập trung vào ban ngày. Những giấc ngủ liên tục bị phá vỡ là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ ngáy có nguy cơ mắc chứng hiếu động thái quá gấp bốn lần so với trẻ bình thường. Nhiều bé bị thiếu ô-xy nặng thường xuyên phải há miệng để đớp không khí. Nếu để tình trạng trên kéo dài nhiều năm thể chất và trí não của bé đều bị ảnh hưởng. Về thể chất trẻ dễ bị biến dạng khuôn mặt so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn môi vều xương hàm trên kém phát triển đẩy cằm nhô ra mặt dài .