tailieunhanh - TIỂU LUẬN:HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA KHỔNG TỬ
Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Trước đời Hạ (Khoảng thế kỷ XXI-XVI TCN) dân tộc Trung Hoa ở vào giai đoạn xã hội nguyên thủy. Ở đó mọi người sống không có bóc lột, không có giai cấp, cùng lao động, cùng hưởng thụ. Bước sang đời Hạ, chế độ nô lệ được xây dựng, tư tưởng quản lý bắt đầu hình thành. Giai cấp chủ nô đã đề ra các chín. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ --------------- ---- ----- BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM HỌC THUYẾT CHÍNH DANH CỦA KHỔNG TỬ Giảng Viên Phạm Ngọc Thanh Nhóm Sinh Viên Thực hiện Nhóm 3 Hà Nội - 2011 1 Trung Quốc là đất nước rộng lớn có nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Trước đời Hạ Khoảng thế kỷ XXI-XVI TCN dân tộc Trung Hoa ở vào giai đoạn xã hội nguyên thủy. Ở đó mọi người sống không có bóc lột không có giai cấp cùng lao động cùng hưởng thụ. Bước sang đời Hạ chế độ nô lệ được xây dựng tư tưởng quản lý bắt đầu hình thành. Giai cấp chủ nô đã đề ra các chính sách để phục vụ giai cấp mình bắt mọi người nô lệ phải tuân theo. Các đời vua sử dụng mọi hình phạt tàn khốc để thống trị nhân dân bóc lột sức lao động của các nô lệ. Để củng cố địa vị thống trị họ dùng tư tưởng Thiên Mệnh tất cả mọi người trên thế giới do thượng đế sắp xếp và định mệnh . Tư tưởng này phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị dùng để luận chứng tính hợp lý của chính quyền nhà nước của giai cấp chủ nô. Sang đời nhà Chu tư tưởng quản lý đã thay đổi bằng cách bổ sung Đức vào thuyết Thiên Mệnh . Giai cấp thống trị dã thi hành chính sách thống trị tương đối ôn hòa. Tuy nhiên tư tưởng Đức Trị chỉ thực sự được đề cập đến cuối đời Xuân Thu với sự xuất hiện của nhà tư tưởng lớn Khổng Tử. 1. Tiếu sử Khổng Tử Khổng Tử 551 - 479 TCN là người nước Lỗ tên là Khâu tự là Trọng Ni. Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút. Thời thanh niên ông đã từng làm chức quan nhỏ quản lý kho và trông coi trâu dê. Vì hiểu lễ nhà Chu nên Lỗ Chiêu Công đã phái ông đến học lễ ở sử quan vương thất nhà Chu. Sau đó vì nước Lỗ nổi loạn Khổng Tử sang nước Tề nhưng chưa được trọng dụng. Sau này ông lại trở về nước Lỗ dạy học và chỉnh lý văn hóa điển tịch. Thời Lỗ Định Công Khổng Tử làm trung đô tể sau đó nhận 2 chức Đại tư khấu rồi Nhiếp tướng sự. Tuy nhiên ở nước Lỗ cũng như các nước khác ông từng đi đến như Vệ Tống Sái Sở. ông không tìm được một vị minh .
đang nạp các trang xem trước