tailieunhanh - Thế nào là ô nhiễm môi trường đất
"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm". Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp. | Ở vài nơi chiến thuật tránh né này không thực hiện được, nên canh tác một vụ một năm là có lợi hơn. Ðặc biệt, ruộng lúa nước ở Ðông nam á phải gieo cấy nhiều vụ một năm, và không hoa màu nào khác có thể cho một lượng thực phẩm sánh bằng. Cuộc cách mạng xanh đã dùng các giống thần kỳ, gia tăng sử dụng phân bón và nông dược. Trong những năm 1960 đầu 70, cách làm này tỏ ra thành công nhưng tốn kém. Khi đó chánh phủ trợ giá việc dùng phân bón và nông dược để thúc đẩy kỹ thuật mới. Hậu quả của việc trợ giá là nông dược giảm giá và được dùng lung tung. Một tác động bất ngờ của việc dùng quá nhiều nông dược là chúng tiêu diệt các thiên địch hữu ích. Ngay sau đó, các trận dịch, như dịch rầy nâu xảy ra. Rầy nâu trở nên kháng thuốc, nhưng thiên địch của chúng thì không. Rầy nâu bất trị phá hại ruộng lúa Indonesia, gây thiệt hại hơn một triệu tấn lúa vào năm 1977. Cách sửa chữa ngắn hạn là trồng các giống lúa kháng rầy, nhưng trong ít năm, rầy nâu lại thay đổi tính kháng một lần nữa và trở nên chiếm lợi thế trong ruộng lúa. Năm 1986, Tổng thống Indonesia đã cấm 57 trong tổng số 66 loại nông dược sử dụng cho lúa và không trợ giá các loại nông dược khác. Sự tiêu thụ nông dược ít đi và rầy nâu cũng giảm đi. Các thiên địch của rầy nâu như ong (Wasps) và nhện, gia tăng đủ để hạn chế rầy. Sau năm 1986, lượng nông dược giảm 60%, chánh phủ tiết kiệm được 120 triệu USD cho việc trợ giá nông dược và sản lượng lúa gia tăng 15%. Trường hợp của Indonesia cung cấp bằng chứng điển hình là IPM có thể là giải pháp về giá cả - hiệu quả (cost-effective solution) cho vấn đề các loài dịch hại (Bush, 1997).
đang nạp các trang xem trước