tailieunhanh - Ca dao thời pháp thuộc
Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non -- Em về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng Ấy là thảm cảnh của người dân phải thi hành nghĩa vụ tòng quân dưới | Ca dao kháng chiến, người dân thường lấy chính câu ca dao sẵn có trước đó chỉ thay đổi nội dung cho phù hợp với nội dung mới. Đặc điểm này thường xảy ra trong ca dao đất Quảng. Đây không phải là hiện tượng dị bản, mà là bản mới trên cơ sở câu ca dao cũ. Nhân vật ông Lữ trong câu ca dao xưa trở thành một người Vệ quốc đóng vai một người đi câu: “Chiều chiều ông Lữ đi câu/ Tay cầm lựu đạn lia nhầu thằng Tây”. “Lia nhầu thằng Tây” diễn tả khá rõ nét khí phách và lòng căm thù Tây, lia nhầu không phải là lia ẩu, không tính toán suy nghĩ, mà đó chính là thái độ sẵn sàng đánh Tây dù biết mình có thể hy sinh; lia nhầu là một thái độ không sợ chết. Theo đặc điểm nghệ thuật trên còn có nhiều câu ca dao thú vị như: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng, cắt lúa dân quân”. Chỉ cần thay “tiếng khóc nỉ non” thành “cắt lúa dân quân” hình ảnh con Cò trở thành biểu trưng cho người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có trường hợp giữ nguyên câu ca dao cũ nhưng viết thêm nội dung: “Đi đâu mà vội mà vàng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây/ Nếu anh đi đánh giặc Tây/ Chẳng đá nào vấp chẳng dây nào quàng”.
đang nạp các trang xem trước