tailieunhanh - THAM LUẬN ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÊ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI, KHU VỰC SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM

Tình hình kinh tế thế giới và khu vực Châu Á sau khủng khoảng nợ công đến nay 1. Tình hình kinh tế của các nước sau khủng khoảng Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan ra Châu Âu, đã để lại những hậu quả nặng nề trong cán cân tài khoá của nhiều quốc gia, với việc thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao tháng 3 năm 2010, ngay khi các gói kích thích kinh tế đang được thu hẹp dần,. | THAM LUẬN ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÊ TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI KHU VỰC SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM Lê Văn Được Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công thương I. Tình hình kinh tế thế giới và khu vực Châu Á sau khủng khoảng nợ công đến nay 1. Tình hình kinh tế của các nước sau khủng khoảng Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm 2008 và lan ra Châu Âu đã để lại những hậu quả nặng nề trong cán cân tài khoá của nhiều quốc gia với việc thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao tháng 3 năm 2010 ngay khi các gói kích thích kinh tế đang được thu hẹp dần tỉ lệ nợ công dự kiến cũng chiếm đến 110 GDP vào cuối năm 2014 cao hơn nhiều so với mức 70 của năm 2007. Giải quyết thách thức về nợ công là một chính sách ưu tiên trong ngắn hạn để ổn định niềm tin của dân chúng vào sự phục hồi kinh tế1. Ngày 01 tháng 01 năm 2001 Hy Lạp trở thành thành viên thứ 12 của Liên minh Châu Âu EU sau khi đã nỗ lực giảm mạnh lạm phát và lãi suất để bắt đầu sử dụng đồng euro. Tuy nhiên sau lễ hội Olympics năm 2004 Hy Lạp đã phải thực hiện rất nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng thuế để đáp ứng yêu cầu của các nước khu vực đồng euro là thâm hụt ngân sách dưới 3 GDP. Kết quả thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy lạp là 12 7 GDP tỉ lệ nợ công lên đến 120 GDP nên Hy Lạp đã phải cầu cứu EU Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF giúp đỡ. Ngày 9 tháng 5 năm 2010 IMF đã chấp thuận cho Hy Lạp vay 30 tỉ euro trong 3 năm trong gói cứu trợ trị giá 110 tỉ euro tương đương 145 tỉ đôla của IMF và EU. Cùng với Hy Lạp Chính phủ các nước Đức Ý Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Ai Len cũng đã đưa ra những kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm đưa thâm hụt ngân sách về mức dưới 3 GDP như quy định trong Hiệp ước Maastricht. Một kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỉ euro tương ứng với tỉ USD trong đó 440 tỉ euro của các nước EU 60 tỉ euro từ công cụ nợ châu Âu 250 tỉ euro của IMF đã được đưa ra để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro bị tụt giá do ảnh hưởng từ khủng hoảng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN