tailieunhanh - Báo cáo khoa học " NHỮNG DIỄN BIẾN MỚI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM "

Tóm lược tình hình kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng Cho tới giữa năm 2010, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định (hai nền kinh tế mới nổi hàng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ đang đóng vai trò là động lực chính cho tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới) nhưng không đồng đều và không chắc chắn, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế là rất khác nhau, những tín hiệu. | NHỮNG DIỄN BIẾN MỚI CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam I. Tóm lược tình hình kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng Cho tới giữa năm 2010 tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định hai nền kinh tế mới nổi hàng đầu là Trung Quốc và Ản Độ đang đóng vai trò là động lực chính cho tiến trình phục hồi của kinh tế thế giới nhưng không đồng đều và không chắc chắn tốc độ phục hồi của các nền kinh tế là rất khác nhau những tín hiệu tốt xấu đan xen liên tục và những lo ngại về khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế Mỹ và châu Âu dù đang khởi sắc nhưng với tốc độ chậm horn dự báo trước đó trong khi đó châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang phục hồi nhanh chóng vượt trội. Có thể nói quá trình hồi phục của kinh tế thế giới đã được khẳng định dù khi này khi khác vẫn còn những nghi ngại và cần nhiều thời gian để khắc phục và vượt qua. Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 21 4 2010 của IMF nhận định rằng việc giải quyết vấn đề nợ công đang ở mức quá cao đòi hỏi nhiều nỗ lực và các biện pháp quyết liệt của các Chính phủ cũng như cần nhiều thời gian hon dự tính. IMF cũng dự báo tình trạng thất nghiệp toàn cầu vẫn ở mức cao trong năm 2010 và 2011 và Chính phủ các nước vẫn phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để giảm tỉ lệ thất nghiệp. IMF cho rằng việc giải quyết vấn đề thất nghiệp là thách thức chính sách lớn nhất khi kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi thời kỳ suy thoái tệ hại nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy mặc dù tăng trưởng đã trở lại nhưng sự phục hồi diễn ra không đồng đều và không chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp tại nhiều nước vẫn cao quá mức cho phép và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Do đó ưu tiên cao nhất hiện nay vẫn là tăng cường phục hồi kinh tế khôi phục việc làm cải cách và tăng cường các hệ thống tài chính và tạo sự tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ bền vững và cân bằng. 1 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN