tailieunhanh - Báo cáo khoa học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI - TIẾP CẬN TỪ THỰC TIỄN THẾ GIỚI "

Tái cấu trúc nền kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết đối với các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua dẫn đến suy thoái kinh tế với mức độ và quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay vừa mang tính cơ cấu vừa mang tính thể chế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế ở các nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn và hướng tới sự phát triển bền vững hơn ở thời kỳ. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI - TIẾP CẬN TỪ THỰC TIỄN THẾ GIỚI CVC. Nguyễn Hữu Hải Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng 1-Tái cấu trúc nền kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết đối với các nền kinh tế trên thế giới hiện nay. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua dẫn đến suy thoái kinh tế với mức độ và quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu hiện nay vừa mang tính cơ cấu vừa mang tính thể chế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế ở các nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cao hơn và hướng tới sự phát triển bền vững hơn ở thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái. Khác với các đợt tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng trước đây đợt tái cơ cấu kinh tế trên thế giới trong và sau khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu hiện nay đang diễn ra theo một số xu hướng cơ bản sau Thứ nhất xanh hoá nền kinh tế theo hướng giảm dần các ngành công nghệ tiêu hao nhiều năng lượng tài nguyên là một hướng ưu tiên trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế ở nhiều nước bởi khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu cùng với những thách thức về an ninh tài chính lương thực năng lượng1 và biến đổi khí hậu làm bộc lộ rõ tính thiếu bền vững của mô hình và phương thức tăng trưởng trước làm sạch sau bởi càng tăng trưởng nhanh càng tiêu hao nhiều tài nguyên năng lượng và tổn hại môi trường. Do đó các gói kích thích kinh tế cũng như chiến lược phát triển dài hạn của một số nước Mỹ EU Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc. dành ưu tiên cao cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp xanh . Đầu tư phát triển xanh hiện chiếm tới 14 tổng giá trị kích thích kinh tế toàn cầu2 ví dụ Mỹ đầu tư khoảng 100 tỉ USD trong 4 năm cho phát triển nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng Trung Quốc đầu tư vào năng lượng thay thế nhằm tạo 1 triệu việc làm Ân Độ đầu tư năng lượng sinh học tạo 900 nghìn việc làm đến năm 2025 . . Các nước chú trọng sử dụng các chính sách đòn bẩy đặc biệt là thuế và mua bán hạn ngạch khí thải để khuyến khích chuyển dịch .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN