tailieunhanh - VƯỜN CUNG ĐÌNH HUẾ

Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều Nguyễn, chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị (1820-1847), vườn cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình: cung viên, biệt cung, ly cung, hành cung với tổng diện tích hàng trăm héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy, quyến rũ đặc biệt của xứ Thần Kinh. Đó chính là bộ phận tinh hoa trong thành phố vườn-thành. | VƯỜN CUNG ĐÌNH HUẾ Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều Nguyễn chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị 1820-1847 vườn cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình cung viên biệt cung ly cung hành cung với tổng diện tích hàng trăm héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy quyến rũ đặc biệt của xứ Thần Kinh. Đó chính là bộ phận tinh hoa trong thành phố vườn-thành phố Huế-cố đô lịch sử là yếu tố làm nên nét trữ tình mềm mại của kiến trúc cung đình Nguyễn là những gì tài hoa óng ả nhất trong kiệt tác kiến trúc đô thị-kiến trúc thơ xứ Huế Những khu vườn cung đình hay ngự viên ngự uyển. Đáng tiếc thay những tuyệt phẩm kiến trúc ấy đã trở thành quá vãng chúng chỉ còn lấp lánh trong những bức tranh gương hay mơ màng trong những bức tranh mộc bản và trong cả những câu thơ hoài niệm Khánh du lần giở trang hoài cổ Mơ lại ngày xưa xóm Ngự viên - Nguyễn Bính Được hình thành chủ yếu trong giai đoạn phát triển đỉnh cao của triều Nguyễn chủ yếu từ thời Minh Mạng đến Thiệu Trị 1820-1847 vườn cung đình Huế đã từng chiếm một bộ phận rất đáng kể trong tổ hợp các kiến trúc cung đình tại kinh đô. Gần 30 khu vườn với đủ loại hình cung viên biệt cung ly cung hành cung với tông diện tích hàng trăm héc-ta đã thực sự làm nên vẻ lộng lẫy quyến rũ đặc biệt của xứ Thần Kinh. Ngay trong Hoàng cung những ngự uyển lừng danh như Thiệu Phương Viên Ngự Viên Cơ Hạ Viên Hậu Hồ Trường Ninh Cung đều được vị vua uyên bác tài hoa Thiệu Trị xếp vào Cung trung thập cảnh 10 cảnh đẹp nhất trong cung cấm hay Thần Kinh nhị thập cảnh 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh . Ngoài Hoàng cung nhưng vẫn nằm trong phạm vi Kinh thành thì có Tịnh Tâm Hồ Thư Quang Viên Thường Mậu Viên Khánh Ninh Cung Bảo Định Cung. cũng đều là danh thắng của kinh đô một thuở. Những người đạt đến học vị cao nhất dưới thời Nguyễn tức những vị thi đỗ Tiến sĩ hẳn đều ghi nhớ trong tâm khảm những hình ảnh tuyệt diệu nhất về kinh đô